Đấu giá đất tập trung để tránh lũng đoạn thị trường
UBND quận Hoàng Mai, Hà Nội, vừa thu được hơn 1.800 tỷ cho ngân sách thông qua việc đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thấp tầng tại khu đất gần 4,4ha trên địa bàn phường Hoàng Liệt.
Theo đại diện Trung tâm quỹ đất Hoàng Mai, kết quả này cho thấy bước đầu quận đã thành công trong việc thu hút đầu tư, tăng thu ngân sách cho địa phương. Đặc biệt, việc tổ chức đấu giá tập trung đối với các đơn vị là tổ chức sẽ ngăn chặn được tình trạng các cá nhân lợi dụng chính sách để gây nhiễu loạn thị trường, có những hành vi phá hoại các cuộc đấu giá.
Ông Vũ Tuấn Đạt - Giám đốc Trung tâm phát triển quỹ đất quận Hoàng Mai, cho biết: “Theo chủ trương của UBND thành phố, quận Hoàng Mai sẽ tập trung để tổ chức theo hình thức đấu giá tập trung, không đấu giá riêng lẻ kể cả đối với những khu đất xen kẹt để tránh tình trạng các cá nhân phá hoại buổi đấu giá hay lợi dụng để lũng đoạn thị trường”.
Không chỉ quận Hoàng Mai, nhiều quận huyện trên địa bàn thành phố Hà Nội cũng đã thành công trong việc tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất tập trung, tăng thu ngân sách cho địa phương.
Vừa qua, huyện Gia Lâm đã thu được gần 600 tỷ đồng cho ngân sách từ việc đấu giá quyền sử dụng đất để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở thấp tầng để bán và xây dựng công trình thương mại, dịch vụ, bãi đỗ xe tại khu đất Tháp Vàng, xã Phú Thị. Tổng diện tích khu đất là hơn 16.800m2, giá trúng đấu giá là hơn 570 tỷ đồng. Hiện tại, nhà đầu tư trúng đấu giá đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính với nhà nước. Dự án đã có giấy phép xây dựng và đang trong quá trình hoàn thiện hạ tầng để đưa đất vào sử dụng.
Ông Nguyễn Quốc Hiệp - Chủ tịch HĐQT Công ty CP GP Invest, cho biết: “Đấu giá nhỏ lẻ sẽ giúp những cá nhân có thể sở hữu bất động sản dễ dàng hơn, nhưng do các tổ chức lợi dụng nên việc chuyển sang đấu giá tập trung sẽ nâng cao vai trò của các địa phương trong xác định giá, tránh một số cá nhân gây lũng đoạn, thao túng thị trường”.
Đấu giá tập trung cũng giúp các địa phương lựa chọn được nhà đầu tư có năng lực tài chính, có khả năng triển khai dự án, đặc biệt là ngăn chặn tình trạng bỏ cọc như trường hợp đấu giá riêng lẻ.
Hình thức này đã và đang được nhiều quận huyện tại Hà Nội nghiên cứu, lựa chọn. Dù còn một số khó khăn trong quá trình triển khai, nhưng đấu giá đất tập trung là bước đi cần thiết để minh bạch hóa thị trường, ngăn chặn tiêu cực và tạo sự công bằng cho các nhà đầu tư lẫn người dân.


Tuyến đường Vành đai 4 (vùng Thủ đô) trải dài hơn 112km, với quỹ đất khổng lồ hai bên tuyến đường, nếu được quy hoạch và khai thác tốt sẽ là động lực mới để phát triển vùng Thủ Đô.
Người dân không bắt buộc phải chỉnh lý các giấy chứng nhận đã cấp như sổ đỏ khi sáp nhập tỉnh thành, trừ trường hợp người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất có nhu cầu hoặc thực hiện đồng thời với thủ tục hành chính về đất đai.
Với đề xuất áp dụng mức thuế 20% đối với lãi chuyển nhượng bất động sản, Bộ Tài chính kỳ vọng sẽ đảm bảo công bằng, hạn chế đầu cơ, tránh tình trạng các đô thị bỏ hoang, lãng phí nguồn lực đất đai.
Tại 5 khu đô thị vệ sinh của Thành phố Hà Nội đang xảy ra tình trạng, nhiều thửa đất ở có diện tích 1.000-2.000m2, đã được phân lô tách thửa theo đúng quy định pháp luật.
Trong khi một số dự án chưa thể cấp sổ do chưa xác định được giá đất, thì một tin vui ở Hà Nội đó là Hội đồng nhân dân Thành phố vừa thông qua Nghị quyết về điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2025.
Sở Nông nghiệp và Môi trường cho biết, tính từ thời điểm Luật đất đai 2024 có hiệu lực đến nay đơn vị này đã tham mưu UBND Thành phố phê duyệt giá đất cụ thể đối với 15 dự án. Hiện trên địa bàn còn 90 dự án đang phải thực hiện xác định giá đất cụ thể.
0