Đầu cơ BĐS và hệ lụy lâu dài đến nền kinh tế
Hơn 700 dự án chậm tiến độ; có những dự án nằm im lìm, đắp chiếu cả chục năm; hàng chục khu đô thị bỏ hoang không người ở nhếch nhác và lãng phí... nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước đang phải mang gánh nặng của sự lãng phí tài nguyên đất, của quy hoạch không đồng đều, nơi thừa nơi thiếu nhà ở. Đó chính là hệ lụy của việc đầu cơ bất động sản (BĐS).
Điều đầu tiên có thể nhìn ra được từ việc đầu cơ BĐS, đó chính là vi phạm quy hoạch hoặc phá vỡ quy hoạch đất đai trở thành nguy cơ rất lớn, mang tính hệ thống, dây chuyền.
Do hiện tượng sốt giá phần lớn tập trung vào các dự án phân lô bán nền nên dễ kéo theo xu hướng quy hoạch manh mún, xé lẻ, để lại hậu quả lớn cho quá trình chỉnh trang phát triển theo hướng văn minh, hiện đại, có bản sắc.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hiệp hội môi giới BĐS Việt Nam cho biết: “Chúng ta có thể thấy ở những khu vực nóng như Đông Anh, Long Biên, Gia Lâm có những hiện tượng tự san đất không có trong dự án, không được phê duyệt rồi rao bán. Một loạt văn phòng nhà đất không có đăng ký hoạt động, thậm chí chính người dân bản địa đứng ra lập văn phòng rồi giới thiệu tư vấn cho khách hàng mua những sản phẩm BĐS không được pháp luật cho phép đưa vào thị trường”.

Tiếp theo, dễ dàng thấy rằng, việc đầu cơ BĐS sẽ gây nên những cơn sốt. Bài học từ những đợt sóng ngầm qua 4 đợt sốt đất lịch sử, mà gần nhất, cơn sốt thứ tư là vào thời điểm những năm 2021, 2022. Đây cũng là thời điểm trùng với đợt dịch Covid nên hệ lụy của nó đã khiến nền kinh tế kiệt quệ. Làn sóng đầu cơ sẽ khiến phần lớn nguồn lực tài chính chôn vốn vào BĐS.
Giá nhà đất không ngừng tăng ảo trong khi thu nhập của người dân không mấy cải thiện. Nếu không giải quyết được nút thắt này thì nguy cơ bất bình đẳng xã hội sẽ vô cùng nghiêm trọng.
Đầu cơ lớn sẽ tạo tích tụ cung nhưng không đưa vào sử dụng, tích tụ ngày càng lớn cho đến khi thị trường BĐS rơi vào đóng băng ắt sẽ dẫn đến nợ xấu của các nhà đầu tư tại các ngân hàng thương mại.
Bên cạnh đó, khi tiền của các tổ chức kinh tế và hộ gia đình, cá nhân có tiềm năng đều đổ hết vào đầu cơ BĐS làm cho đồng tiền nằm yên, không được quay vòng sinh lợi. Đồng tiền lúc này chỉ tạo nên giá trị ảo. Giá trị ảo tích tụ đến mức nhất định sẽ gây ra lạm phát, kiềm chế lạm phát sẽ làm cho kinh tế BĐS đóng băng và nền kinh tế quốc dân khó tránh khỏi giảm phát.

PGS.TS Đinh Trọng Thịnh - Chuyên gia kinh tế cho biết: “Rõ ràng là nếu chi phí về nhà ở hút quá nhiều nguồn lực của các hộ gia đình thì người ta không còn nguồn lực để tiếp tục tái tạo sức lao động, cũng như nâng cao trình độ và năng lực sản xuất kinh doanh. Và có thể ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong xã hội và từ đó làm cho nguồn lực xã hội bị phân tán”.
Từ những hệ lụy về kinh tế, sẽ kéo theo hệ lụy xã hội. Đầu cơ cao sẽ làm giá nhà ở tăng cao, các nhà đầu tư dự án không đoái hoài tới nhà ở có giá phải chăng cho đa số người dân.
Như vậy, giấc mơ an cư ngày càng xa vời với những người dân có thu nhập thấp và trung bình.


Quý I/2025 chứng kiến đà tăng chững lại của giá chung cư tại Hà Nội sau 8 quý tăng phi mã. Thông tin này được đơn vị nghiên cứu Bất động sản CBRE công bố sáng 9/4.
Đài Hà Nội đã tổ chức diễn đàn “Cơ chế đặc thù và và dòng vốn cho thị trường bất động sản” tại TP. Hồ Chí Minh trong sáng 9/4, nhằm thảo luận về những cơ chế cho thị trường bất động sản phát triển lành mạnh.
Thị trường chung cư TP.HCM ghi nhận mức giá kỷ lục gần 120 triệu/ m2 và là mức giá bình quân căn hộ cao nhất được từ trước đến nay.
Hà Nội còn 377 chung cư mini, hơn 30.600 nhà trọ, hơn 19.100 nhà ở kết hợp kinh doanh chưa thực hiện khắc phục đầy đủ các giải pháp an toàn PCCC - theo thống kê mới nhất.
Trước những thông tin thị trường bất động sản sẽ bật tăng do tác động bởi mức thuế 46% của Mỹ, chuyên gia khuyến cáo các nhà đầu tư nên chờ thông tin chính thức và diễn biến của quá trình đàm phán giữa hai nước.
TP.HCM đưa ra cam kết trong năm 2025, 100% dự án vướng mắc thuộc thẩm quyền của thành phố sẽ được giải quyết.
0