Đất đấu giá tại Thạch Thất tiếp tục bị đẩy cao

Giá trúng cao nhất cuộc đấu này được xác lập ở mức hơn 59,3 triệu đồng/m², cao gần gấp đôi so với mặt bằng khu vực. Nhiều người dân làng nghề có nhu cầu thực đã phải ngao ngán bỏ cuộc giữa chừng.

Kéo dài từ 9h sáng 24/11 đến gần 1 giờ sáng 25/11, sau 13 vòng đấu, cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở đối với 34 thửa đất tại xã Hương Ngải, huyện Thạch Thất, Hà Nội, đã kết thúc. Với sức nóng của 1.500 hồ sơ tham gia đấu giá, giá trúng tại đây đã bị đẩy lên khá cao.

Chị Nguyễn Thị Kim Nhung (xã Hương Ngải) chia sẻ: “Tôi đấu một lô là lô T19. Nhu cầu của tôi là muốn mua về để sử dụng. Tôi muốn lấy về với giá 35. Thế mà thị trường đẩy giá cao quá, đến bây giờ là vòng thứ 5 mà đã lên đến 44 triệu. Vì vậy mà tôi từ chối cuộc đấu giá".

Theo tìm hiểu, đã có khá nhiều khách hàng là người địa phương từ bỏ cuộc đấu giá, những khách hàng trụ lại đa số đến từ nơi khác. Ông Phí Mạnh Chính (xã Hương Ngải) cho hay: “Để mà nói tầm độ khoảng 5-6 tỷ thì nhiều người mua được nhưng 9-10 tỷ thì khẳng định ở đất này là quá cao".

Giá trúng cao nhưng chưa chắc Nhà nước sẽ thu được đủ tiền, bởi tình trạng bỏ cọc đã từng diễn ra tại một số cuộc đấu giá trước đây. Nguyên nhân chính được chỉ ra là do giá khởi điểm thấp, tiền đặt cọc ít.

34 thửa đất ở xã Hương Ngải đều có diện tích 150m². Giá khởi điểm ở mức 2.389.000 đồng/m². Người tham gia đấu giá chỉ phải đóng hơn 71 triệu đồng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lợi dụng thông tin sáp nhập, giá đất tại nhiều tỉnh, thành thời gian qua bị thổi cao phi lý, thị trường bất động sản trở nên méo mó, tiềm ẩn nguy cơ vỡ 'bong bóng'.

Quy hoạch chi tiết bốn khu tập thể cũ vừa được quận Đống Đa. TP. Hà Nội đưa ra lấy ý kiến cộng đồng, tạo bước khởi đầu quan trọng để cuối năm 2025 có thể khởi công xây dựng lại.

Việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam được đánh giá sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản công nghiệp.

Quận Đống Đa đặt mục tiêu hoàn tất quy hoạch chi tiết cải tạo bốn khu chung cư cũ: Kim Liên, Khương Thượng, Trung Tự và Hào Nam trong năm 2025, nhằm thực hiện Chương trình số 03 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025”.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang, trong khi nguồn cung nhà ở còn thiếu.

Một số trường hợp bỏ hoang đất sẽ bị Nhà nước thu hồi, theo quy định tại Điều 81 Luật Đất đai 2024.