Đào tạo sau đại học trước yêu cầu mới
Hiện các cơ sở đại học đang đào tạo sau đại học theo hai định hướng: Định hướng nghiên cứu và định hướng ứng dụng. Với các chương trình định hướng ứng dụng thì điều quan trọng là nhà trường phải chuyển hoá được thực tiễn đa dạng của các doanh nghiệp vào chương trình đào tạo. Nói cách khác là phải hiểu doanh nghiệp muốn gì, cần gì để xây dựng chuẩn đầu ra trong việc đào tạo.
PGS.TS Tăng Văn Nghĩa - Trưởng khoa sau đại học, Trường Đại học Ngoại thương, chia sẻ: "Chúng tôi phải giải quyết là làm sao từ thực tiễn doanh nghiệp rất đa dạng phải được chuyển hoá vào chương trình đào tạo, tính được chuẩn đầu ra của quá trình thực hành tại doanh nghiệp. Chúng tôi cho rằng các xu hướng đào tạo mới của thời đại, quốc tế, khu vực chúng tôi phải gắn được vào chương trình đào tạo. Ngoài ra thời buổi hiện nay công nghệ số, công nghệ AI được áp dụng một cách phổ quát. Làm thế nào để chúng tôi gắn được vào chương trình đào tạo, vào chuẩn đầu ra thì đó là nhiệm vụ của đào tạo sau đại học, đảm bảo trang bị cho người học những kiến thức rất cần thiết phục vụ cho nhu cầu của xã hội".
Trước yêu cầu mới, Trường Đại học Ngoại thương đã ra mắt các mạng lưới chuyên gia và đối tác đồng hành cùng nhà trường trong đào tạo sau đại học. Từ mạng lưới này, doanh nghiệp và nhà trường sẽ có được những hợp tác chuyên sâu, hiệu quả và bền vững hơn.

PGS.TS Phạm Thu Hương - Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Ngoại thương, cho hay: "Với đào tạo sau đại học thì có đặc thù khác biệt một chút so với đào tạo bậc đại học. Đó là đào tạo sau đại học thì chúng tôi hướng tới đối tượng là các tổ chức doanh nghiệp. Điều đó đòi hỏi trường đại học sẽ phải hiểu rất rõ về nhu cầu của doanh nghiệp và đưa các nhu cầu này vào trong các chương trình đào tạo. Và với mạng lưới đối tác cùng các chuyên gia đồng hành với chương trình đào tạo sau đại học thì sẽ tạo nên một mạng lưới kết nối. Bản thân các chuyên gia trong mạng lưới khi kết nối với nhau thì sẽ thấy được giá trị của kết nối, tạo nên sức mạnh của các doanh nghiệp".
Phát triển mô hình đào tạo gắn liền với thực tiễn, các trường đại học sẽ có được chuẩn đầu ra mang lại khả năng thực tiễn hơn cho người học. Việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao sẽ đáp ứng đúng nhu cầu của thị trường lao động.


Chủ đề: Hàm số mũ và Hàm số logarit. Giáo viên Nguyễn Thị Tuyết Minh - Trường THPT Vạn Xuân - Hoài Đức.
Kỳ thi Đánh giá năng lực SPT năm 2025 của Trường đại học Sư phạm Hà Nội được tổ chức tại các điểm thi: Hà Nội, Vinh, Đà Nẵng, Quy Nhơn.
Bức thư của nữ sinh Phạm Đoàn Minh Khuê, lớp 10C2 - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn (Đà Nẵng) đã đoạt giải Nhất quốc gia Cuộc thi viết thư quốc tế UPU năm 2025.
Cả nước sau khi sáp nhập có trên 3.300 đơn vị hành chính cấp xã với 52.000 cơ sở giáo dục và 23,4 triệu học sinh, bình quân mỗi xã có 7.000 học sinh, Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết.
Với tỷ lệ chọi cao và gia tăng qua từng năm, cuộc đua vào các trường chuyên tại Hà Nội ngày càng gay gắt.
Hai trường Trường THPT chuyên trực thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội đang chứng kiến sự cạnh tranh gắt gao với tỷ lệ chọi vào lớp 10 chuyên tăng cao.
0