Danh mục thuốc BHYT chưa được cập nhật trong 5 năm

Kể từ 2018 đến nay, danh mục thuốc thuộc phạm vi thanh toán của Bảo hiểm Y tế (BHYT) chưa được cập nhật, bổ sung các thuốc mới một cách tổng thể. Khi không nằm trong danh mục thuốc được BHYT chi trả, người bệnh rất khó có thể tiếp cận được các loại thuốc mới này tại các cơ sở khám chữa bệnh công. Khắc phục triệt để tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế cũng là một trong bốn nhóm vấn đề lớn được cử tri gửi tới Kỳ họp thứ 6 của Quốc hội đang diễn ra.

Thiếu thuốc do không kịp đấu thầu, thuốc nằm trong danh mục BHYT được chi trả nhưng bệnh nhân bị kháng thuốc hoặc không hiệu quả, nhiều bệnh nhân mắc các bệnh mãn tính đang được theo dõi tại Trung tâm Y tế huyện Trực Ninh, Nam Định buộc phải chuyển lên tuyến trên để tiếp tục điều trị. Nhiều bệnh nhân bỏ ngang điều trị vì thuốc không có trong danh mục bảo hiểm y tế chi trả, còn nếu tự bỏ tiền ra mua thì chi phí lại cao, ngoài khả năng kinh tế của bệnh nhân.

Theo thống kê của Bộ Y tế, hiện nay, 95% giường bệnh ở Việt Nam thuộc các bệnh viện công lập, vì vậy người bệnh tiếp cận thuốc mới chủ yếu thông qua các cơ sở khám chữa bệnh công lập và được chi trả bởi BHYT. Đến năm 2022 chỉ có 9% thuốc mới có mặt tại Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc hạn chế khả năng bệnh nhân được tiếp cận đến các giải pháp điều trị mới, tiên tiến thông qua kênh bảo hiểm y tế. Trong khi đó thống kê chi trả từ tiền túi người bệnh đang ở mức cao.

Chi trả từ tiền túi của người bệnh hiện nay tương đối cao, theo quy định của WHO hiện đang khoảng 39%, ảnh hưởng đến khả năng chi trả của người bệnh

Danh mục hiện nay đang dựa trên ưu tiên dùng thuốc trong nước có chất lượng tương đương thuốc nước ngoài, như vậy các doanh nghiệp trong nước phải sản xuất được thuốc có chất lượng tương đương. 

Theo Bộ Y tế, danh mục thuốc BHYT trong 5 năm qua chưa được cập nhật xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Không phải cứ thuốc mới được phát minh và được đăng ký là sẽ được đưa vào danh mục, mà việc còn căn cứ vào khả năng cân đối của Quỹ BHYT, chi phí hiệu quả đối với người bệnh, lấy ý kiến tham vấn chuyên môn qua nhiều vòng.

Để cập nhật được một loại thuốc mới, phải làm rất nhiều khâu như đánh giá hiệu quả điều trị trên thuốc mới, quá trình cấp phép, theo dõi an toàn hiệu quả để cập nhật danh mục.

Tuy nhiên, do thời gian cập nhật danh mục thuốc mất từ 2-3 năm, vì vậy trong thời gian qua mới chỉ có một số thuốc điều trị Covid-19 được xem xét dưa vào danh mục. Vì vậy,  Bộ Y tế đang rà soát danh mục hiện hành để đưa vào các thuốc mới, đưa ra những thuốc không còn đáp ứng hiệu quả điều trị, kiến nghị ban hành thông tư dưới dạng rút gọn để kịp tiến độ thay đổi bổ sung danh mục này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội sáng 19/5 đã tổ chức giám sát các ổ dịch sốt xuất huyết cũ tại xã Đồng Tháp, huyện Đan Phượng.

Phó Thủ tướng Lê Thành Long đã cắt băng khánh thành phòng truyền thống Y dược cổ truyền dân tộc tại lễ kỷ niệm 20 năm Ngày thành lập Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam.

Bộ Y tế vừa có công văn yêu cầu các cơ sở y tế tăng cường công tác khám, phát hiện và điều trị bệnh nhân Covid-19.

Những bác sĩ quân y trên quần đảo Trường Sa chính là “người thầy thuốc” tận tâm chăm sóc sức khỏe giữa muôn trùng sóng vỗ.

Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế cần tăng cường các biện pháp phòng lây nhiễm để hạn chế tối đa lây lan dịch bệnh trong cơ sở khám chữa bệnh.

Sau khi có kết luận của cơ quan điều tra công an thành phố Hà Nội, Cục An toàn Thực phẩm sẽ cập nhật trên website các sản phẩm thực phẩm chức năng giả để người tiêu dùng biết và không sử dụng.