Đan Mạch liên hệ với đội ngũ của ông Trump về Greenland
Chính phủ Đan Mạch đã tuyên bố rõ ràng rằng Greenland không phải là để bán, nhưng cũng bày tỏ sẵn sàng thảo luận bất kỳ yêu cầu nào của Mỹ liên quan đến hòn đảo này.
Mỹ triển khai lực lượng quân sự trên đảo Greenland kể từ Thế chiến II. Mỹ hiện có một căn cứ quân sự tại Greenland và có một thỏa thuận quốc phòng với Đan Mạch, theo đó Washington có thể xây dựng thêm các địa điểm quân sự mới.
Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump gần đây liên tục đề cập đến ý tưởng Mỹ sẽ tìm cách mua lại Greenland, hòn đảo lớn nhất thế giới. Ông nói rằng Greenland là tuyệt đối cần thiết đối với an ninh quốc gia của Mỹ. Ông cũng tuyên bố không loại trừ khả năng sử dụng sức mạnh quân sự để có được Greenland.
Cả Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen và lãnh đạo Greenland, Mute Egede, đều bác bỏ việc bán hòn đảo này cho Mỹ.
Đầu tuần này, Thủ tướng Frederiksen cho biết bà đã đề xuất các cuộc đàm phán với đội ngũ của ông Trump, khẳng định rằng Copenhagen và Washington chia sẻ mục tiêu “tăng cường an ninh cho liên minh phương Tây”.
Trong khi đó, lãnh đạo Greenland cũng tuyên bố sẵn sàng trao đổi với Tổng thống đắc cử Mỹ và sẽ tiếp tục hợp tác với Mỹ, nhưng đồng thời khẳng định cam kết độc lập của Greenland.


Tổng thống Pháp Emmanuel Macron được cho là có thể trở thành người dẫn đầu các cuộc tiếp xúc giữa châu Âu và Nga, giữa lúc nỗ lực hòa giải xung đột Nga - Ukraine đang diễn ra dưới sự dẫn dắt của Mỹ.
Quân đội Israel hôm 5/4 thông báo đã triển khai lực lượng đến hành lang an ninh mới ở phía Nam Dải Gaza, trong bối cảnh Tel Aviv tiếp tục gia tăng sức ép lên Hamas.
Hàng loạt tập đoàn tài chính lớn đã gióng lên hồi chuông cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu, sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump áp dụng thuế đối ứng.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu dự kiến đến thăm Nhà Trắng vào ngày 7/4 để đàm phán trực tiếp với Tổng thống Donald Trump về chính sách thuế quan mới của Mỹ.
Tổng Thư ký NATO Mark Rutte mới đây khẳng định, NATO không tham gia vào bất kỳ cuộc đàm phán nào liên quan đến việc chấm dứt xung đột giữa Nga và Ukraine.
Tổng thống Mỹ Donald Trump kêu gọi người dân Mỹ giữ vững tinh thần trước việc thực thi các chính sách thuế quan và coi đây là một “cuộc cách mạng kinh tế” có ý nghĩa lịch sử.
0