Đàm phán tại Istanbul: Chiến thắng chiến thuật của Nga
Cuộc đàm phán hòa bình diễn ra tại thành phố Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ là cuộc đàm phán trực tiếp đầu tiên giữa hai bên kể từ tháng 3/2022, một tháng sau khi xung đột nổ ra. Sau gần hai giờ thương lượng, các quan chức Nga và Ukraine nhất trí sẽ tiến hành cuộc trao đổi tù binh quy mô lớn lớn nhất từ trước tới nay, với khoảng 1.000 người từ mỗi bên được trả tự do. Ngoài ra, hai bên cũng nhất trí tiến hành thêm các cuộc đàm phán trong tương lai, cũng như xem xét cuộc gặp cấp cao giữa lãnh đạo hai nước. Phái đoàn Nga đã lên tiếng bày tỏ hài lòng về kết quả cuộc gặp.
Ông Vladimir Medinsky - Trưởng đoàn đàm phán Nga cho hay: “Các cuộc đàm phán trực tiếp với phía Ukraine, được tổ chức theo sáng kiến của Tổng thống Nga Vladimir Putin, vừa kết thúc. Chúng tôi hài lòng với kết quả và sẵn sàng tiếp tục các cuộc đàm phán”.
Trong khi thỏa thuận về trao đổi tù binh chiến tranh cho thấy khoảnh khắc hợp tác hiếm hoi giữa hai bên, cuộc đàm phán cũng phơi bày những đường đứt gãy dai dẳng. Các nguồn tin của Ukraine và phương Tây tiết lộ rằng, tại cuộc đàm phán, Nga tiếp tục yêu cầu Ukraine rút khỏi bốn khu vực Donetsk, Luhansk, Zaporizhzhia và Kherson - những vùng đã tiến hành trưng cầu ý dân sáp nhập vào Nga hồi năm 2022, bất chấp thực tế Moscow chưa kiểm soát hoàn toàn các khu vực này. Ukraine và phương Tây đã nhiều lần bác bỏ yêu cầu của Nga.
Trong khi cuộc đàm phán không đạt được nhiều tiến triển trong việc chấm dứt xung đột, đây lại là chiến thắng mang tính biểu tượng cho Tổng thống Nga Vladimir Putin, người trước đó đã từ chối chấp nhận lệnh ngừng bắn 30 ngày mà Ukraine và các đồng minh châu Âu đưa ra làm điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán. Ở chiều ngược lại, cuộc đàm phán có thể được coi là một bước lùi đối với Tổng thống Ukraine Zelensky, sau canh bạc táo bạo khi ông Zelensky thách thức ông Putin gặp trực tiếp, với hy vọng giành được sự ủng hộ của Washington và chứng minh rằng nhà lãnh đạo Nga chỉ hứa suông về việc chấm dứt xung đột.
Ông Peter Slezkine - Giám đốc chương trình Nga tại trung tâm Stimson cho biết: “Nếu ý tưởng của ông Zelensky là thuyết phục ông Trump rằng, ông Putin không quan tâm đến hòa bình, thì tôi nghĩ nó không thành công cho lắm. Tất nhiên, ông Trump đôi khi cũng thất vọng về ông Putin. Nhưng lập trường của ông ấy luôn là nếu muốn giải quyết xung đột, Nga là một bên đối thoại cần thiết”.
Trong vài tuần qua, ông Zelensky đã đáp ứng nhiều yêu cầu khác nhau của Mỹ để chứng minh thiện chí theo đuổi hòa bình. Thế nhưng, những phát biểu mới nhất của ông Trump, coi hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Nga mới là con đường duy nhất để giải quyết xung đột, đã minh chứng cho thấy sự thất bại của ông Zelensky trong việc tác động đến suy nghĩ của Tổng thống Mỹ.
Hiện tại, Nga đang kiểm soát gần 1/5 lãnh thổ Ukraine. Tổng thống Nga Putin vẫn giữ vững các yêu sách lâu nay, bao gồm Ukraine phải nhượng lãnh thổ, từ bỏ ý định gia nhập NATO và trở thành một quốc gia trung lập; trong khi Kiev khẳng định những điều kiện này là hành động đầu hàng trá hình và yêu cầu các cường quốc, đặc biệt là Mỹ, phải đưa ra các đảm bảo an ninh rõ ràng cho tương lai của Ukraine. Trong bối cảnh lập trường của các bên về các yêu sách lãnh thổ và đảm bảo an ninh vẫn còn cách xa nhau, hoà bình vẫn tiếp tục nằm ngoài tầm với của Ukraine, ít nhất là trong tương lai gần.


Hội nghị thượng đỉnh Arab lần thứ 34 được coi là một diễn đàn quan trọng, để các quốc gia Arab thảo luận và tìm kiếm giải pháp cho các thách thức chung của khối.
Cuộc tiếp xúc trực tiếp hiếm hoi giữa phái đoàn Ukraine và Nga tại Thổ Nhĩ Kỳ ngày 16/5 đã kết thúc mà không đạt được đột phá nào rõ rệt. Tuy vậy, đây lại là “chiến thắng về chiến thuật” của Moscow theo giới quan sát.
Mỹ sẽ thông báo cho 150 quốc gia về mức thuế quan mới mà họ phải trả nếu muốn tiếp tục kinh doanh tại thị trường này, trong thời gian 2-3 tuần tới.
Số lượng thực phẩm đủ để nuôi sống 3,5 triệu người trong một tháng đang bị lãng phí và để mốc trong các nhà kho trên khắp thế giới sau khi Mỹ cắt giảm viện trợ cho nhiều quốc gia.
Tòa án Tối cao Mỹ ngày 16/5 đã chặn nỗ lực của chính quyền Tổng thống Donald Trump về việc nối lại hoạt động trục xuất các thành viên băng đảng Venezuela bằng cách viện dẫn Đạo luật kẻ thù từ bên ngoài có từ năm 1798.
Sư đoàn Không quân Cận vệ số 1 thuộc không quân Triều Tiên đã tiến hành một cuộc tập trận phòng thủ và tấn công đường không dưới sự chỉ thị trực tiếp của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
0