Đàm phán để giải quyết bài toán thuế quan

Việt Nam có thể hạn chế tác động của thuế quan Mỹ thông qua đàm phán. Kỳ vọng này càng được củng cố khi Tổng thống Donald Trump sẵn sàng thỏa thuận thuế quan với các quốc gia.

Ngay trong tối 4/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đăng bài lên Mạng xã hội X và Truth Social về việc ông và Tổng Bí thư Tô Lâm vừa có cuộc điện đàm về vấn đề thuế quan: “Tôi vừa có cuộc gọi rất hiệu quả với Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm. Ông ấy nói với tôi rằng Việt Nam muốn cắt giảm thuế quan xuống mức không nếu họ có thể đạt được thỏa thuận với Mỹ. Tôi đã thay mặt nước Mỹ cảm ơn ông ấy và nói rằng tôi mong chờ một cuộc gặp trong tương lai gần”.

PGS.TS Phan Thế Công - Trường Đại học Thương mại cho hay: "Việt Nam có quan hệ với Mỹ rất tốt từ trước tới nay. Cho nên chúng ta cần phải có những cuộc đàm phán lại với Mỹ. Các lãnh đạo Việt Nam cần sang bên Mỹ để có những đàm phán cho những nhóm mặt hàng khác nhau để tránh việc áp thuế cao gây khó khăn cho doanh nghiệp. Vì khi thuế tăng, các mặt hàng cũng cao nên rất ảnh hưởng đến doanh nghiệp Việt Nam. Giảm thuế được mặt hàng nào tốt mặt hàng đấy".

Ông Bill Winters - Tổng Giám đốc toàn cầu Ngân hàng Standard Chartered cho biết: "Hiện có nhiều cuộc đàm phán đang diễn ra. Vì vậy, có hai yếu tố cần theo dõi. Thứ nhất, các biện pháp cụ thể sẽ là gì. Thứ hai, chúng có bền vững hay không. Việt Nam cũng như các quốc gia đều tìm cách thỏa hiệp với Mỹ để đạt được giải pháp đôi bên cùng có lợi. Tôi tin rằng thị trường sẽ luôn tìm cách thích nghi với mọi thách thức mà chúng ta đặt ra".

Chỉ trong vòng một tháng gần đây, Chính phủ Việt Nam đã khẩn trương tăng cường đối thoại thương mại với Mỹ. Đây là yếu tố quan trọng giúp củng cố niềm tin rằng, dù có thể chịu tác động ở giai đoạn đầu của chính sách, nhưng Việt Nam hoàn toàn có khả năng làm giảm mức độ bất lợi thông qua đàm phán.

Bà Phạm Thu Hằng - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam thông tin: "Trên cơ sở quan hệ đối tác chiến lược toàn diện vì hoà bình, hợp tác và phát triển bền vững Việt Nam - Hoa Kỳ, Việt Nam đã và đang phối hợp chặt chẽ với Hoa Kỳ để duy trì đà phát triển tích cực của quan hệ thương mại song phương. Việt Nam sẵn sàng trao đổi và làm việc trên tinh thần xây dựng và hợp tác với phía Hoa Kỳ trên tinh thần chia sẻ thông tin, tăng cường hiểu, tháo gỡ các vướng mắc tồn tại nhằm góp phần đưa quan hệ kinh tế song phương phát triển ổn định, đáp ứng yêu cầu của cả hai bên".

Trong nhiều năm qua, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam. Mức thuế đối ứng 46% Mỹ áp cho Việt Nam sẽ ảnh hưởng lớn đến nhiều ngành nghề, doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trên tất cả, Việt Nam vẫn luôn lựa chọn con đường hòa bình, hợp tác và đối thoại.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mặc dù Chính phủ đặt mục tiêu có thêm 1 triệu doanh nghiệp từ nay đến 2030, nhưng rào cản về thuế, thủ tục và quy mô hoạt động đang khiến nhiều hộ kinh doanh ngần ngại “lớn lên”.

Hải quan Mỹ bắt đầu thu thuế 10% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ nhiều quốc gia. Mức thuế cao hơn đối với hàng hóa từ 57 đối tác thương mại lớn của Mỹ dự kiến có hiệu lực vào tuần tới.

Theo Chủ tịch EuroCham, ông Bruno Jaspaert, hầu hết các doanh nghiệp châu Âu không thể lường trước những biện pháp thuế quan quyết liệt như hiện nay, nhưng họ vẫn đặt niềm tin vào khả năng ngoại giao khéo léo của Việt Nam trong việc điều hướng căng thẳng thương mại toàn cầu.

Việt Nam có thể hạn chế tác động của thuế quan Mỹ thông qua đàm phán. Kỳ vọng này càng được củng cố khi Tổng thống Donald Trump sẵn sàng thỏa thuận thuế quan với các quốc gia.

Khoảng 5.000 tỷ USD vốn hóa thị trường chứng khoán Mỹ bị “thổi bay” chỉ trong hai ngày sau khi Tổng thống Donald Trump công bố mức thuế quan mới với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, nâng tổng mức vốn hóa bị mất từ khi ông Trump nhậm chức lên gần 8.000 tỷ USD.

Giá vàng trong nước sáng 5/4 đồng loạt giảm mạnh cùng chiều với giá vàng thế giới.