Đại biểu Quốc hội đề nghị tăng mức trợ cấp thất nghiệp

Trong phiên làm việc sáng 27/11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đa số các đại biểu nhận định: việc sửa đổi toàn diện Luật Việc làm đã đảm bảo thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, chủ trương của Đảng về phát triển thị trường lao động, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm bền vững.

Theo đại biểu Trần Thị Thu Hằng, Đoàn ĐBQH tỉnh Đắk Nông, cần bổ sung nhóm đối tượng truyền nghề truyền thống vào dự thảo Luật: “Đối với một số địa phương có đặc thù dân cư sinh sống bao gồm nhiều đồng bào dân tộc thiểu số đang gặp nhiều khó khăn, vướng mắc liên quan đến vấn đề bảo tồn, duy trì nét văn hóa truyền thống mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc riêng, vì trên thực tế đối tượng truyền nghề truyền thống không có chứng chỉ hành nghề nên các địa phương gặp nhiều khó khăn trong chi trả chế độ, khuyến khích họ tham gia trao truyền, giảng dạy kỹ năng mà họ có sự kế thừa từ thế hệ trước và kinh nghiệm cá nhân".

Cho ý kiến về nội dung quy định về trợ cấp thất nghiệp và các đối tượng được hưởng chính sách về việc làm, đa số các đại biểu nhấn mạnh dự thảo luật cần rà soát các đối tượng được hưởng chính sách để tránh bỏ sót. Bà Điểu Huỳnh Sang - Đoàn ĐBQH tỉnh Bình Phước, cho biết: “Hiện nay, mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng chỉ bằng 60% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng đã đóng bảo hiểm thất nghiệp gần nhất trước khi thất nghiệp, tối đa không quá 5 lần mức lương tối thiểu vùng. Tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp từ 60% lên 75% mức bình quân tiền lương đóng bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động để phù hợp với thực tiễn cuộc sống hiện nay”.

Góp ý vào điểm d, khoản 2, tại Điều 8, nhiều đại biểu kiến nghị bổ sung thêm nhóm đối tượng được vay vốn hỗ trợ tạo việc làm, duy trì, mở rộng việc làm với mức lãi suất thấp hơn, là người lao động trong hộ gia đình đang trực tiếp nuôi dưỡng, chăm sóc người cao tuổi thường xuyên đau ốm, không có khả năng lao động và không tự chăm sóc được bản thân.

Liên quan đến Điều 58 quy định đóng bảo hiểm thất nghiệp, các đại biểu bày tỏ băn khoăn tính khả thi của quy định này khi áp dụng vào thực tiễn chưa cao bởi vì việc cơ quan bảo hiểm xã hội thu được số tiền mà doanh nghiệp chậm đóng hoặc trốn đóng mới trả lại cho người lao động còn chậm trễ. Do đó, đề nghị cần xem xét lại quy định và đề xuất trong trường hợp vẫn giữ quy định  thì phải có thời hạn giữ, thời hạn trả tiền cụ thể, rõ ràng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho người lao động.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Một nam thanh niên đi xe máy đã gặp tai nạn vì sang đường ẩu, thiếu tập trung quan sát.

Đội Cảnh sát giao thông (CSGT) số 6 (Phòng CSGT Hà Nội) sáng 21/5 đã triển khai hệ thống camera lưu động phạt nguội đầu tiên ở Hà Nội.

Để góp phần giúp người thu nhập thấp có nhà, Quỹ phát triển nhà ở xã hội nên áp dụng với nhà cho thuê, thay vì nhà thương mại như hiện nay.

Bộ Nông nghiệp và Môi trường yêu cầu các địa phương miền Bắc, Bắc Trung Bộ khẩn trương triển khai biện pháp phòng tránh lũ quét, sạt lở, bảo đảm an toàn cho người dân và hạ tầng trước nguy cơ mưa lớn kéo dài từ ngày 22-24/5.

Ông Lê Tùng Vân, 93 tuổi, bị phạt 3 năm tù do có hành vi giao cấu với hai con gái ruột khiến họ sinh ba cháu bé.

Công tác dân vận khéo của huyện Ứng Hoà, TP. Hà Nội đã kêu gọi, vận động người dân ủng hộ hàng trăm triệu đồng để lắp camera, làm sân bóng...góp phần xây dựng nông thôn văn minh, hiện đại.