Đại biểu Quốc hội: Cần cơ chế quản lý sau sáp nhập

Các đại biểu Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội đồng tình, nhất trí với việc sửa đổi, bổ sung các luật để phù hợp với yêu cầu mới khi thảo luận tại tổ về các dự án Luật Tổ chức Quốc hội, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội Phạm Thị Thanh Mai chủ trì phiên thảo luận tổ tại Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội.

Tán thành việc sáp nhập, giảm đầu mối tại các cơ quan chuyên môn của Quốc hội, các đại biểu cho rằng cần có những quy định về công tác quản lý đặc thù để tránh trồng chéo.

Theo các đại biểu, việc nâng cấp Ban Công tác đại biểu thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành Ủy ban Công tác đại biểu của Quốc hội và Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội thành Ủy ban Giám sát và Dân nguyện của Quốc hội là cần thiết. Như vậy, công tác giám sát cũng như xử lý, giải quyết các kiến nghị của cử tri, nhân dân sẽ được nâng tầm, đảm bảo yêu cầu trong giai đoạn mới hiện nay.

Vấn đề các đại biểu quan tâm nhất là khi tổ chức lại các cơ quan của Quốc hội, việc phân định nhiệm vụ, quyền hạn cần có quy định cụ thể. Một số ủy ban sau sắp xếp có khối lượng công việc lớn, áp lực nhiều. Do vậy, các đại biểu cho rằng cần xây dựng cơ chế quản lý sao cho hiệu quả.

Bà Nguyễn Phương Thuỷ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội, cho biết: "Cần có sự điều chỉnh để chia lại lĩnh vực phụ trách, để hài hòa và phù hợp với năng lực của bộ máy".

Theo bà Trần Thị Nhị Hà, Phó Trưởng ban Dân nguyện của Quốc hội: "Việc bổ sung thêm chức năng giám sát cho Ủy ban Dân nguyện đã được thảo luận rất kỹ lưỡng, đảm bảo không chồng chéo. Các ủy ban và Hội đồng Dân tộc vẫn thực hiện chức năng giám sát".

Tại họp tổ, các đại biểu nhất trí sửa Luật Ban hành Văn bản quy phạm pháp luật để rút ngắn được quy trình xây dựng chính sách. Quy trình hiện đã khá chặt chẽ, được thực hiện trong thời gian dài, nhưng từ khi đề xuất chính sách đến khi ban hành còn khá dài, chưa đáp ứng yêu cầu có những chính sách hiệu quả, kịp thời trong điều kiện mới.

Đồng thời, theo các đại biểu, cần rà soát các mốc thời hạn thẩm tra, thời gian gửi tài liệu cho đại biểu Quốc hội, tính toán đảm bảo thời gian cho đại biểu nghiên cứu, góp ý.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng chiều 17/4 đã làm việc với Giáo sư Đào Nhất Đào, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu Đặc khu kinh tế, Đại học Thâm Quyến và một số chuyên gia, doanh nghiệp Trung Quốc; theo đó khuyến nghị xây dựng 3 khu thương mại tự do tại Việt Nam.

Với kinh nghiệm tổ chức thành công nhiều hội nghị quốc tế, Việt Nam sẽ phối hợp chặt chẽ để tổ chức thành công Hội nghị Bộ trưởng UNCTAD 16 - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính khẳng định tại buổi tiếp bà Rebeca Grynspan, Tổng Thư ký Cơ quan Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển.

Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Cộng hòa Pháp tại Việt Nam Olivier Brochet, vào chiều 17/4 tại Trụ sở Trung ương Đảng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã có buổi gặp mặt với Đoàn đại biểu người lao động tiêu biểu ngành Dầu khí vào chiều 17/4 tại Nhà Quốc hội, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, và hướng tới 50 năm Ngày thành lập Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Tường thuật trực tiếp tình hình giao thông Hà Nội sáng 18/4 với hình ảnh từ các camera giao thông giúp khán - thính giả lựa chọn cung đường tốt nhất. Chương trình được phát sóng trên kênh FM90, các nền tảng số của Đài Hà Nội và ứng dụng công dân Thủ đô số iHanoi.

Anh Phạm Quang Khoát, Phó Chủ tịch Hội người khuyết tật thành phố Hà Nội, Chủ tịch Hội người khuyết tật quận Hoàng Mai, được biết đến là một thanh niên tích cực, năng nổ tham gia các hoạt động trợ giúp người khuyết tật. Hãy cùng lắng nghe những chia sẻ của anh về hành trình vượt qua rào cản và truyền cảm hứng cho những người khuyết tật.