Đặc sắc trang phục các dân tộc vùng Đông Bắc

Trong Ngày hội Văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc, hàng nghìn du khách đã đổ về để chiêm ngưỡng những nét đẹp văn hóa đặc sắc của các dân tộc thiểu số.

Trang phục truyền thống không chỉ là biểu tượng văn hóa, mà còn là niềm tự hào của mỗi dân tộc. Đến Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Đông Bắc, mỗi người đi hội đều mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Chị Hà Thị Minh, tỉnh Lạng Sơn, cho biết: “Trang phục dân tộc Tày thường có cúc áo bằng đồng và có điểm nhấn là tiếng kêu xúc xích ở cúc áo này”.

Chị Chu Thị Trang, tỉnh Cao Bằng, nói rằng: “Khi mặc bộ trang phục của dân tộc Nùng này tôi cảm thấy rất tự hào về dân tộc tôi, và thật tự hào khi được quảng bá trang phục này cho tất cả mọi người”.

Trang phục của người Dao với những chiếc khăn đội đầu đặc sắc, không chỉ thể hiện vẻ đẹp mà còn biểu trưng cho sự đoàn kết và lòng tự hào dân tộc. Là một người trẻ, Thùy Trang rất tự hào khi khoác trên mình bộ trang phục đặc trưng của dân tộc mà phải thực hiện trong 4 năm mới hoàn thành tất cả các công đoạn. Lành Thùy Trang (tỉnh Lạng Sơn) cho biết: “Đặc trưng của trang phục này là thêu tay toàn bộ, thực hiện trong 4 năm mới hoàn thành 1 bộ như thế này và trong các lễ hội lớn hay ngày cưới, ngày Tết chúng tôi mới mặc”.

Nhiều cộng đồng dân tộc đang nỗ lực gìn giữ trang phục truyền thống. Thế hệ trẻ được khuyến khích tìm hiểu và học hỏi cách may, thêu trang phục từ ông bà cha mẹ. Một số địa phương đã tổ chức các lớp dạy thêu, dạy may, giúp các bạn trẻ hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa của trang phục dân tộc.

Ông Đinh Xuân Thắng - Phó Vụ trưởng Vụ tuyên truyền, Ủy ban Dân tộc, cho biết: “Việc bảo tồn giữ gìn, trong đó có trang phục, rất quan trọng, bà con hiện nay đang giữ được điều đó. Chúng tôi mong muốn tương lai các cấp chính quyền có chính sách hỗ trợ đồng bào để họ tiếp tục phát huy bản sắc văn hóa, trong đó có giữ gìn trang phục dân tộc”.

Mặc dù nỗ lực bảo tồn trang phục dân tộc đang diễn ra mạnh mẽ, nhưng vẫn còn nhiều thách thức trong đời sống hiện đại. Ngày hội Văn hóa các dân tộc được tổ chức định kỳ cũng là một dịp để tôn vinh trang phục truyền thống và khẳng định bản sắc văn hóa các dân tộc trên mọi miền Tổ quốc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.

Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.

Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.

Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.

Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.