Đặc sắc áo dài ‘Hương sắc Việt Nam’

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã tới dự chương trình Áo dài nghệ thuật “Hương sắc Việt Nam” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức vào tối 14/4. Cùng dự có bà Ngô Phương Ly, Phu nhân Tổng Bí thư Tô Lâm và các Đại sứ, đại diện các tổ chức quốc tế.

Từ năm 2019 đến nay, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam đã khởi xướng và phối hợp với Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch tổ chức các sự kiện với chủ đề “Áo dài - Di sản văn hoá Việt Nam” với mục tiêu đưa áo dài trở thành di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia và đề nghị tổ chức UNESCO công nhận áo dài là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.

Tiếp nối hành trình này, chương trình “Hương sắc Việt Nam” năm nay được trình diễn bởi hoa hậu, người mẫu, nghệ sĩ, ca sĩ, vũ công chuyên nghiệp và các nữ sinh đến từ Học viện Phụ nữ Việt Nam. Từ đó, đã mang đến một góc nhìn mới về sự kết nối giữa truyền thống và tinh thần nữ giới của thời đại.

Điều này không chỉ tôn vinh nét đẹp áo dài mà còn lan tỏa thông điệp ý nghĩa về sự vươn cao, bay xa của phụ nữ Việt trong hành trình làm chủ tương lai, hội nhập và tỏa sáng toàn cầu.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tổng Bí thư Tô Lâm và Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đến đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh trong sáng 15/4.

Vì chưa được pháp luật bảo hộ nên các nhóm lừa đảo thường lợi dụng việc đầu tư tiền ảo để thao túng và chiếm đoạt tài sản.

Theo Phó giáo sư Trần Quang Trung, sữa giả không đảm bảo chất lượng ảnh hưởng đến phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ em, gây nên tình trạng trầm trọng về sức khỏe đối với người có bệnh nền.

Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại của Quốc hội đã có buổi làm việc với Văn phòng Thường trực Bộ Công an về gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc nhằm thẩm tra Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc trong chiều 14/4.

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Tập đoàn COMAC hợp tác, hỗ trợ Việt Nam phát triển ngành kinh tế hàng không, khai thác, phát triển không gian vũ trụ.

Chính phủ đề nghị ưu tiên sử dụng một trong các tên gọi của các đơn vị hành chính trước khi sáp nhập để đặt tên cho đơn vị hành chính mới, hạn chế tối đa tác động tới người dân, doanh nghiệp.