Đa dạng các hoạt động giáo dục di sản tại Hà Nội
Với không gian rộng lớn khoảng 54.000 m², Bảo tàng Hà Nội không chỉ là nơi trưng bày các hiện vật lịch sử, mà còn trở thành lớp học trực quan sống động. Mỗi trải nghiệm đều mang đến những kiến thức mới mẻ về đời sống và văn hóa của cha ông, giúp học sinh hiểu hơn về những giá trị truyền thống còn lưu giữ đến ngày nay.
Tại Di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hiện đã triển khai tới 30 chương trình dành riêng cho học sinh từ mầm non đến THPT. Không gian linh thiêng của trường đại học đầu tiên tại Việt Nam trở thành nơi kết nối thế hệ trẻ với quá khứ vàng son của nền khoa cử nước nhà.
Việc ứng dụng di sản vào giáo dục theo hướng trực quan và trải nghiệm là một bước đi quan trọng trong đổi mới phương pháp giảng dạy. Quan trọng hơn, khi hiểu được giá trị của những công trình kiến trúc, những linh vật truyền thống hay những nghề thủ công cổ xưa, học sinh sẽ dần hình thành ý thức giữ gìn và trân trọng di sản dân tộc. Đây chính là nền tảng quan trọng để thế hệ trẻ trở thành những người có trách nhiệm với lịch sử và văn hóa nước nhà.


Lễ ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57 giữa Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. HCM và Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra trong chiều 3/4.
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình tổ chức hội thảo với chủ đề “Kỷ nguyên số: Khám phá lớp học iPad và trường học thông minh” tại Trường Tiểu học Thủ Lệ.
Giáo viên tiếng Anh hiện nay dễ dàng sáng tạo trong thiết kế bài giảng, lựa chọn các ứng dụng phần mềm công nghệ để hỗ trợ, tạo nên những tiết học hấp dẫn và hiệu quả.
Các địa phương chậm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm bao gồm: Quảng Ninh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tiền Giang, Tây Ninh, Vĩnh Phúc và Bà Rịa - Vũng Tàu.
Chương trình ôn thi tốt nghiệp THPT của Đài Hà Nội sẽ bắt đầu lên sóng từ ngày 4/4 trên kênh H2 và ứng dụng Hanoi ON.
Tổng chỉ tiêu tuyển sinh của 8 trường khối công an năm nay là hơn 2.300, trong đó Học viện An ninh nhân dân tuyển nhiều nhất với 540 chỉ tiêu, Bộ Công an thông tin.
0