Cựu Tổng thống Philippines Duterte bị dẫn độ đến Hà Lan
Lệnh bắt giữ ông Duterte được tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol) tại Manila tiếp nhận từ ICC vào sáng 11/3. Lệnh này được thực thi ngay khi ông Duterte đặt chân xuống sân bay Manila lúc 9 giờ 20 phút, giờ địa phương, cùng ngày, sau khi từ Hong Kong, Trung Quốc trở về.
Ngay sau đó, ông Duterte đã lên một chiếc máy bay phản lực để rời Manila đến La Hay, nơi đặt trụ sở của ICC. Các thẩm phán của ICC đưa ra kết luận rằng mặc dù Philippines đã chính thức rút khỏi cơ quan này vào năm 2019, nhưng các tội trạng bị cáo buộc trong lệnh bắt giữ đã diễn ra khi Philippines vẫn là thành viên, vì vậy tòa án có thẩm quyền đối với chúng.
Năm 2019, khi ICC bắt đầu điều tra về các trường hợp tử vong trong chiến dịch chống ma túy, ông Duterte khi đó vẫn là Tổng thống Philippines, đã đơn phương rút Manila khỏi Quy chế Rome, là hiệp ước dẫn tới việc thành lập ICC. Chính phủ Philippines cũng từ chối hợp tác với ICC cho đến năm 2024.
Theo các báo cáo chính thức từ cảnh sát Philippines, gần 7000 người đã thiệt mạng trong các chiến dịch truy quét tội phạm ma túy từ năm 2016 đến 2022. Tuy nhiên, các tổ chức nhân quyền cho rằng con số thực tế có thể cao hơn nhiều, với nhiều trường hợp tử vong không rõ nguyên nhân trong các khu ổ chuột.


Sau 5 ngày có mặt tại Myanmar, Đội cứu hộ cứu nạn Công an Việt Nam đã để lại nhiều ấn tượng tốt đẹp và tình cảm đặc biệt cho người dân Myanmar.
Ông Yoon Suk Yeol đã gửi lời xin lỗi vì không đáp ứng được kỳ vọng của đất nước và người dân, chỉ vài giờ sau khi bị tuyên bãi chức Tổng thống Hàn Quốc.
Myanmar và Thái Lan vẫn nỗ lực không ngừng nghỉ để tìm kiếm thêm những người sống sót sau trận động đất mạnh 7,7 độ hôm 28/3.
Sự hỗ trợ của các phương tiện, kỹ thuật đã đóng góp không nhỏ vào công cuộc cứu hộ, cứu nạn sau động đất tại Myanmar của các cán bộ chiến sĩ Việt Nam.
Viên kim cương nặng 2,33 carat, có màu đỏ thẫm là một trong những loại đá quý hiếm nhất trên Trái đất, đã được bổ sung vào bộ sưu tập của Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Mỹ.
Những kiệt tác hội họa mang tính biểu tượng như "Mona Lisa" của Leonardo da Vinci và “Tiếng thét” của Edvard Munch đã được chuyển đổi thành âm thanh, giúp người khiếm thị có cơ hội cảm nhận và đắm chìm trong nghệ thuật.
0