Cuối năm tảo mộ, mời gia tiên 'về nhà' đón Tết
Những ngày giáp Tết, khi không khí xuân tràn về khắp mọi nẻo đường. Lối vào nghĩa trang Lạc Hồng Viên trở nên nhộn nhịp với dòng người về đây tảo mộ. Đối với nhiều gia đình, đây là dịp để tưởng nhớ, bày tỏ lòng thành kính với tổ tiên, đồng thời cũng là thời điểm để truyền lại những giá trị văn hóa "uống nước nhớ nguồn" cho các thế hệ sau.
Chị Đỗ Thị Thanh Hương (Hà Nội) cho biết: "Nhân dịp cuối năm, các cháu ruột của tôi từ TP.HCM ra thăm mộ bố. Các tầng lớp sau này nhìn thấy những việc ông, bà, cha, mẹ làm trước, các cháu sẽ có hướng tâm linh về lâu dài để học theo".
Bà Nguyễn Hoàng Yến (Hà Nội) chia sẻ: "Cuối năm, anh chị em trong gia đình chúng tôi tổ chức đi tảo mộ và mời bố (người thân đã mất) về ăn Tết cùng gia đình. Bố tôi giản dị nên chúng tôi thường mang những gì ông thích khi còn sống, như khoai lang, chè tươi, cà phê".
Dịp cuối năm, mọi người dù bận rộn vẫn dành thời gian để quay về, dọn dẹp mộ phần. Trong không khí lạnh những ngày cuối đông, sự ấm áp từ những nén hương, từ tình cảm gia đình như càng trở nên rõ rệt.
Đại đức Thích Trí Thịnh - Phó Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Hòa Bình cho biết: "Con cháu dù làm ăn xa hoặc ở nhiều nơi sẽ tập trung về, cùng nhau ôn lại những việc làm cũng như lịch sử của dòng tộc, dòng họ. Những cao niên sẽ giới thiệu cho con cháu về các cụ, điều đó tạo nên sự gắn kết, cũng là tinh thần uống nước nhớ nguồn, nghĩ về cội nguồn".
Với những ý nghĩa đó, tảo mộ vào dịp Tết cũng là một phong tục chuẩn bị đón chào năm mới trước sự chứng kiến của gia tiên, những người đã khuất cũng được đoàn viên trở về ăn Tết cùng con cháu. Đây là nét đẹp văn hóa rất lâu đời của người Việt, thể hiện lòng hiếu thảo và sự tri ân đối với tổ tiên, ông bà.


Sau thành công của triển lãm đầu tiên "Mơ xuân" năm 2022, nữ nghệ sĩ điêu khắc Lưu Thanh Lan đã tổ chức triển lãm cá nhân lần thứ hai mang tên “Không gian phồn thực”.
Cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 20km, khu sinh thái Đồi 79 mùa xuân thuộc xã Thanh Lâm, Huyện Mê Linh là một không gian rộng thoáng và tràn ngập màu xanh, khiến ai đến thăm cũng ấn tượng.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam thành phố Hà Nội sáng 11/5 đã trang trọng tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2569 - Dương lịch 2025.
Tại Việt Nam, ngành hoa cây cảnh ngày càng khẳng định vai trò trong nông nghiệp hiện đại với diện tích trồng khoảng 45.000 ha, giá trị sản xuất trên 45.000 tỷ đồng/năm và kim ngạch xuất khẩu vượt 100 triệu USD.
Nằm trong khuôn khổ của triển lãm “Sắc Lụa”, Workshop “Nhuộm khăn tơ tằm” của họa sĩ Hội Trần đã mang đến một trải nghiệm nghệ thuật độc đáo và đầy thú vị cho những người tham gia.
Triển lãm “Hà Nội ơi” được tổ chức nhân dịp ra mắt cuốn sách ảnh cùng tên. Qua lăng kính của 9 nhiếp ảnh gia, Triển lãm hé lộ những khung cảnh đặc trưng, mang đậm dấu ấn thời gian và văn hóa.
0