Cuộc chiến tranh ủy nhiệm tại Ukraine
Chiến tranh ủy nhiệm là một công cụ có từ lâu, được dùng để cạnh tranh giữa các cường quốc, để bên này làm đổ máu bên kia mà không cần đụng độ vũ trang trực tiếp. Chìa khóa của chiến lược chiến tranh ủy nhiệm là tìm một đối tác địa phương, một bên được ủy quyền sẵn sàng chiến đấu và rồi sau đó gửi nhiều vũ khí, tiền bạc và thông tin tình báo cần thiết để giáng những đòn chí mạng vào đối thủ. Đây lại chính là điều mà Mỹ và các đồng minh đang làm với Nga ngày nay, thông qua Ukraine. Theo nhà phân tích Hal Brands trên tờ Bloomberg, Nga là mục tiêu của một trong những cuộc chiến tranh ủy nhiệm khắc nghiệt nhất trong lịch sử hiện đại.
Trích dẫn dữ liệu từ Viện Kinh tế Thế giới Kiel, công ty nghiên cứu Statista của Đức cho thấy, viện trợ quân sự của Mỹ cho Ukraine đến giữa tháng 1/2023, tức 11 tháng kể từ khi Nga triển khai chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào tháng 2/2022, đã là 46,6 tỷ USD tính theo thời giá USD năm 2022. Con số này cao hơn mức chi tiêu quân sự trung bình hàng năm là 43,4 tỷ USD trong 10 năm đầu tiên quân đội Mỹ tham chiến ở Afghanistan.
Dù không chính thức triển khai binh sĩ nào tới Ukraine, hoặc tuyên bố mình là một bên tham gia trực tiếp trong cuộc xung đột, nhưng Mỹ lại đang chi viện trợ quân sự cho Kiev nhiều hơn số tiền mà Washington từng tiêu tại Afghanistan, nơi quân đội Mỹ tham gia cuộc chiến dài nhất trong lịch sử quốc gia.


Từ vị thế một trong những nhân vật quyền lực nhất của phe cực hữu châu Âu và ứng cử viên sáng giá trong cuộc bầu cử Tổng thống Pháp năm 2027, sự nghiệp chính trị của bà Marine Le Pen đang đứng trước thử thách lớn.
Với khẩu hiệu "Nước Mỹ trên hết", Tổng thống Mỹ Donald Trump áp đặt hàng loạt mức thuế cao lên hàng hóa nhập khẩu, nhằm bảo vệ và thúc đẩy sản xuất nội địa. Những biện pháp này không chỉ châm ngòi cho các cuộc chiến thương mại, mà còn làm lung lay niềm tin vào hệ thống thương mại tự do mà Mỹ từng dẫn dắt.
Tòa án Hiếp pháp Hàn Quốc ngày 4/4 đã ra phán quyết phế truất Tổng thống Yoon Suk Yeol, đánh dấu bước ngoặt chính trị quan trọng của vị Tổng thống 64 tuổi.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố kế hoạch áp thuế thương mại toàn diện đối với các đối tác thương mại của Mỹ, vấp phải sự chỉ trích của nhiều quốc gia và khu vực, gây lo ngại về nguy cơ leo thang cuộc chiến thương mại toàn cầu nếu các đối tác thương mại của Mỹ quyết định thực hiện các biện pháp đáp trả.
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 2/4 giờ địa phương, đã công bố các biện pháp thuế quan đối ứng với các đối tác thương mại; ông Trump cũng đã ban bố tình trạng khẩn cấp kinh tế quốc gia vào cùng ngày.
Thỏa thuận đất hiếm giữa Mỹ và Ukraine vốn được lên kế hoạch ký kết vào cuối tháng 2 nhưng đã đổ bể sau cuộc tranh cãi gay gắt giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và người đồng cấp Mỹ Donald Trump. Hơn một tháng trôi qua, tương lai thỏa thuận tiếp tục mờ mịt khi cả hai bên đều cáo buộc gây khó dễ cho nhau.
0