Cú hích mới từ đề án một triệu căn nhà ở xã hội

Ở nhiều quốc gia, nhà ở xã hội được hỗ trợ rất lớn từ Chính phủ và các quỹ tiết kiệm nhà ở bắt buộc, hoặc chính từ đóng góp hàng tháng của người lao động tích lũy lại. Tại Việt Nam lúc này, chương trình phát triển một triệu căn nhà ở xã hội cũng được quy hoạch vào nguồn vốn ưu đãi 120.000 tỷ đồng đến từ bốn ngân hàng thương mại lớn nhất. Điều bất ngờ là sau 6 tháng triển khai, số dự án được bấm nút khởi động từ nguồn này mới dừng ở con số rất khiêm tốn là 52 dự án tại 19 tỉnh.

Chính vì kỳ vọng đặt ra lớn nhưng thành tựu lại đến rất chậm, nên vấn đ này li đưc nóng lên ti Tọa đàm Hiện thực hóa đề án xây dựng ít nhất một triệu căn nhà ở xã hội do B Xây dựng phối hợp vi Đài Truyền hình Kỹ thut số VTC (Đài Tiếng nói Vit Nam) tổ chức.

Vi hai phiên thảo lun chính: Một là kỳ vọng và thực tế về một triệu căn nhà ở xã hội; Hai là bàn về cơ chế khơi thông, tăng tốc làm nhà ở xã hi với những hiến kế sát sườn đã làm rõ bức tranh tổng thể về chương trình một triệu căn nhà ở xã hội trong giai đoạn hiện nay.

Tọa đàm tập trung làm rõ một câu hỏi hết sức quan trọng: L ra đây s là gói tín dng hết sc đưc mong ch, nhưng thc tế li không như mong mun. Vậy nguyên nhân do đâu?

Quả thực, khi mà lãi suất vn mc quá cao so với khả năng chi trả của người thu nhập thấp, đã thế thi gian cho vay ch có 5 năm, cộng thêm những điều kiện khắt khe khiến cả người mua nhà và doanh nghiệp phát triển dự án đều chùn chân. Ví như tại Bắc Giang, một dự án có 16 tòa chung cư nằm tại vị trí có tới 4 khu công nghiệp với hơn 170.000 công nhân, nhưng chỉ có 544 đối tượng đáp ứng đủ các điều kiện theo để mua nhà. Như vậy, sẽ có tới hơn 90% số căn hộ xây rồi mà không tìm được người để bán.

Trong bối cảnh nguồn vốn Chương trình 1 triệu căn nhà ở xã hội hoàn toàn đến từ các ngân hàng thương mại, rõ ràng lãi suất cho vay không đủ bù chi phí, nên không tạo ra động lực từ chính giới ngân hàng.

Chính vì thế, cũng tại Tọa đàm, rất nhiều chính sách cởi mở hơn cho người mua nhà ở xã hội đã một lần nữa được khẳng định sẽ đẩy mạnh thực hiện như:

-Bảo đảm nguyên tắc về tính thống nhất với các Luật Đất đai, Đầu tư, Xây dựng, Kinh doanh bất động sản.

-Bỏ quy định quỹ đất 20% như cũ. Giao UBND cấp tỉnh chủ động dành đủ quỹ đất để phát triển  ở xã hội theo chương trình kế hoạch đã duyệt.

-Đưa vào Luật Nhà ở (sửa đổi) các nhóm chính sách ưu đãi chủ đầu tư tham gia dự án nhà ở xã hội như miễn tiền sử dụng đất, vay vốn với lãi suất ưu đãi.

-Cải cách thủ tục hành chính về đầu tư, giao đất, lựa chọn chủ đầu tư, xác định giá bán, giá thuê mua.

-Giảm bớt các thủ tục xác định đối tượng mua nhà ở xã hội, bỏ tiêu chí về cư trú.

Thu nhập của người dân Việt Nam nói chung thấp hơn 20 lần so với giá bất động sản. Thu nhập của người thuộc diện nhà ở xã hội còn thấp hơn rất là nhiều. Đây cũng là thực tế của nhiều quốc gia, vì thế rất nhiều nước trên thế giới cho mua trả góp  20-30 năm chứ không phải 5 năm như Chương trình 1 triệu căn nhà ở xã hội mà chúng ta đang thực hiện. Do đó, những cải cách về chính sách này được coi là mở đường cho những bước đột phá tiếp theo cho Chương trình phát triển nhà ở cho người thu nhập thấp.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Thành phố Hà Nội đã có phương án bố trí các địa điểm cho việc di dời cho các trụ sở, cơ quan nhằm phục vụ công tác cải tạo không gian phía Đông hồ Hoàn Kiếm.

Từ khi có thông tin sáp nhập đơn vị hành chính, các xưởng sản xuất xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại xã Tả Thanh Oai, huyện Thanh Trì, TP. Hà Nội mọc lên như “nấm mọc sau mưa”.

TP. Hồ Chí Minh đang lấy ý kiến liên quan đến đề xuất về hoạt động của mô hình lưu trú ngắn ngày trong các dự án chung cư.

Bên cạnh 12 đối tượng được mua nhà ở xã hội (NƠXH), có 5 nhóm đối tượng được ưu tiên mua, thuê mua, thuê NƠXH mà không phải bốc thăm với tỉ lệ nhất định.

Câu chuyện nhà siêu mỏng, siêu méo tưởng chừng đã chấm dứt sau những chỉ đạo quyết liệt của UBND thành phố Hà Nội. Thế nhưng, tình trạng này bỗng xuất hiện trở lại tại dự án mở rộng đường Nguyễn Tuân.

Diễn đàn “Cơ chế đặc thù và dòng vốn cho thị trường bất động sản” do Đài Hà Nội tổ chức diễn ra vào 8h sáng ngày 9/4/2025 tại TP.HCM. Hai nội dung chính được tập trung thảo luận tại Diễn đàn là: cơ chế chính sách đặc thù và khơi thông dòng vốn.