CSGT tăng cường kiểm soát nồng độ cồn
Quãng thời gian từ chiều tối đến đêm là lúc các hàng quán đông đúc hơn. Trong không khí oi bức của những ngày hè, nhiều người chọn nhậu để "giải nhiệt". Nhưng sau những cuộc vui, không ít người tiếp tục điều khiển phương tiện, tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.
Thời điểm từ 20h đến 23h là khung giờ cao điểm mà lực lượng Cảnh sát Giao thông Hà Nội tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn. Tại nút giao Lê Đức Thọ, tổ công tác của đội CSGT đường bộ số 6 làm việc xuyên đêm để phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi nguy hiểm. Không ít người vi phạm đã chấp hành nghiêm túc, thừa nhận sai sót và ký biên bản xử lý.
Không chỉ lập chốt kiểm tra tại các tuyến đường trọng điểm, lực lượng CSGT còn trang bị camera chuyên dụng để ghi lại toàn bộ quá trình xử lý - từ lúc ra hiệu dừng xe, kiểm tra giấy tờ, đo nồng độ cồn đến lập biên bản. Việc sử dụng camera chuyên dụng đã giúp tăng hiệu quả kiểm tra; đồng thời, tạo sự khách quan, răn đe, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông.
Thiếu tá Trần Phương Tiến, Đội CSGT số 6, Phòng CSGT Công an thành phố Hà Nội cho biết: "Chúng tôi sẽ cương quyết xử lý đối với những hành vi chống đối, để khép kín địa bàn chia các ca tuần tra, cắm chốt trên các tuyến trọng điểm".
Trong những đêm hè oi ả, lực lượng chức năng vẫn âm thầm làm nhiệm vụ. Mỗi đoạn video ghi lại là một bằng chứng, một lời nhắc nhở mạnh mẽ: đã uống rượu bia, tuyệt đối không lái xe. Bởi chỉ một phút chủ quan, có thể đánh đổi bằng cả tính mạng.


Cảnh sát PCCC và CNCH là lực lượng chủ công trên mặt trận chống "giặc lửa", góp phần quan trọng bảo đảm an ninh trật tự, bảo vệ tài sản của Nhà nước, tính mạng và tài sản của người dân.
Chiếc xe ô tô hiệu Kia Morning bất ngờ bốc cháy khi đang di chuyển trên đường tỉnh 390 (Hải Dương), tài xế kịp thời thoát ra ngoài.
Được tin nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương từ trần, lãnh đạo nhiều nước trên thế giới đã gửi điện/thư/thông điệp chia buồn tới Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam.
Nhiều thông tin cá nhân, tài liệu doanh nghiệp Việt Nam bị rao bán rộng rãi trên các nền tảng mạng, gây tổng thiệt hại ước tính lên đến 11 triệu USD trong năm 2024.
Cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái không thể chỉ trông chờ vào cơ quan chức năng, mà cần sự phối hợp chặt chẽ từ sàn thương mại điện tử, cùng sự tỉnh táo của người tiêu dùng.
Dữ liệu cá nhân được mua bán như hàng hóa, bán nhiều lần cho nhiều đối tượng để phân tích, khai thác, xây dựng kịch bản lừa đảo và tiếp cận nạn nhân chính xác, dễ dàng - Bộ trưởng Bộ Công an Lương Tam Quang cho biết.
0