Colombia mất an ninh lương thực
Tình trạng thiếu lương thực xảy ra do xung đột vũ trang, thu nhập thấp và dễ bị tổn thương trước các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt.
Theo báo cáo của Mạng lưới toàn cầu chống khủng hoảng lương thực, phần lớn những người bị ảnh hưởng là người di cư.
Trong đó, 2,9 triệu người nước ngoài, tương đương 62% dân số di cư, phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực ở mức độ cao. Khoảng 14% người di cư phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng.

Cuộc khủng hoảng đã khiến nhiều người rơi vào tình thế khó khăn, buộc phải cắt giảm chi tiêu cho những nhu cầu thiết yếu trong gia đình. Trước hết là cắt giảm chi tiêu cho thực phẩm.
Báo cáo cho thấy tình trạng mất an ninh lương thực cũng nghiêm trọng hơn ở các vùng nông thôn của Colombia, nơi các hiện tượng thời tiết cực đoan như El Nino đã gây ra cả hạn hán và lượng mưa lớn.
Một nhà phân tích cho biết Colombia có thể chống chịu được những thảm họa thời tiết này thông qua hoạch định chiến lược. Trước mắt, cần nghiên cứu các chu kỳ thời tiết để thiết lập các chiến lược mới về cây trồng và thực hiện nông nghiệp bền vững.


Xung đột tại Dải Gaza tiếp tục leo thang khi Israel mở rộng các cuộc không kích trên khắp khu vực này.
Theo kế hoạch, Nga và Ukraine sẽ có cuộc họp riêng với các quan chức Mỹ tại Saudi Arabia vào ngày 24/3.
Chính phủ Israel vừa thông qua đề xuất thành lập một cơ quan mới trong Bộ Quốc phòng nhằm thúc đẩy việc di dời “tự nguyện” của người dân Palestine khỏi Dải Gaza.
Trung Quốc đang xem xét khả năng tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình trong khuôn khổ “liên minh sẵn sàng hành động” do châu Âu dẫn đầu, nếu Ukraine và Nga đạt được thỏa thuận ngừng bắn.
Chính phủ Hàn Quốc đã tuyên bố tình trạng thảm họa quốc gia do các đám cháy rừng ở thành phố Ulsan và khu vực Đông Nam.
Khoảng 10.000 người đã xuống đường biểu tình tại Thủ đô Paris, Pháp, để phản đối nạn phân biệt chủng tộc.
0