Colombia cấm đấu bò tót
Đấu bò tót lâu nay vốn được xem như một phần của di sản văn hóa Nam Mỹ. Trong nhiều năm qua, các giới chức Colombia đã tìm kiếm một lệnh pháp lý chống lại cái mà họ gọi là một nghi lễ cổ xưa và tàn nhẫn, tuy nhiên đến nay, dự luật này mới được thông qua sau nhiều tranh cãi.
Đây được đánh giá là một bước tiến, sau 7 năm quyết định này vấp phải sự phản đối của các nhóm chính trị, xã hội, xem đấu bò là giá trị văn hóa cần duy trì. Dự luật cấm đấu bò được thông qua với 93 phiếu thuận và 2 phiếu chống.

Ông Juan Carlos Losada, thành viên Quốc hội Colombia chia sẻ: "Tôi thực sự muốn gửi lời cảm ơn. Từ nay, chúng ta đã có thể sống trong một đất nước là không có bất kỳ sự tra tấn nào với con vật hay con người. Động thái này của Colombia hướng tới một xã hội ít bạo lực và ngày càng văn minh hơn.”
Tòa án hiến pháp Colombia trong những năm gần đây đã liên tục kêu gọi Quốc hội ban hành quy định dứt khoát về vấn đề vốn gây tranh cãi này. Dự luật cấm đấu bò được thông qua trong bối cảnh vài tuần gần đây, những người dân ủng hộ bộ môn đấu bò tót lập luận rằng, việc cấm bộ môn đấu bò tót sẽ ảnh hưởng tới nhiều người lao động. Trong khi đó, những nhà hoạt động vì động vật đánh giá lệnh cấm là một bước đi tích cực.

Cô Patricia Riveros, người dân Colombia cho biết: “Chúng tôi đã theo đuổi lệnh cấm đấu bò đến cùng ở đất nước của mình trong suốt một thời gian dài. Bởi tôi nghĩ, nếu đề cập đến di sản văn hóa hòa bình, chúng ta cũng cần nghĩ rằng hòa bình cũng áp dụng cho động vật, mà không chỉ đối với con người chúng ta. Động vật cũng có quyền được sống.”
Tuy nhiên, quyết định này cũng nhận phải sự phản đối từ những người ủng hộ đấu bò, những người cho rằng đây là một truyền thống văn hóa lâu đời và mang lại nguồn thu nhập cho địa phương. Họ lo ngại lệnh cấm sẽ ảnh hưởng đến du lịch và kinh tế của các khu vực có tổ chức đấu bò.
Đến nay, các sự kiện đấu bò đã chính thức bị luật pháp nghiêm cấm ở một số quốc gia Mỹ Latinh như Argentina và Cuba. Tuy nhiên, hoạt động này vẫn được diễn ra ở Mexico và Peru.


Thỏa thuận thương mại mà Mỹ và Trung Quốc vừa đạt được đã giúp ngăn chặn cuộc xung khắc thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Ứng dụng công nghệ sản xuất năng lượng sạch từ các loại chất thải nông nghiệp đang trở thành xu hướng tại nhiều quốc gia. Điều này không chỉ giải quyết các thách thức về môi trường mà còn đáp ứng được nhu cầu tạo ra các nguồn năng lượng mới an toàn và bền vững.
Nga đã bác bỏ phán quyết của Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế (ICAO) đưa ra vào ngày 12/5, trong đó quy kết Nga phải chịu trách nhiệm về vụ bắn rơi chuyến bay MH17 của Malaysia Airlines vào năm 2014.
Sau "cuộc đua không gian" và "cuộc đua AI", các nhà sản xuất Trung Quốc đang nỗ lực đi đầu trong cuộc đua sản xuất robot hình người.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đang thực hiện chuyến công du quan trọng tới ba quốc gia vùng Vịnh: Ả Rập Xê Út, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và Qatar từ ngày 10 đến 14/5/2025. Một trong những tuyên bố gây chú ý nhất trong chuyến đi này là quyết định dỡ bỏ toàn bộ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Syria, quốc gia đã chịu đựng hơn một thập kỷ chiến tranh, xung đột và cấm vận.
Thủ tướng Canada Mark Carney ngày 13/5 đã công bố nội các mới, với mục tiêu tập trung chủ yếu vào kinh tế và giúp xác định mối quan hệ mới giữa Ottawa với Mỹ.
0