Có những cuộc sống bình dị nơi phố cổ

Được xây dựng vào thế kỷ 19, ngôi nhà này có kết cấu kiến trúc rất đơn giản, chỉ với hai bức tường và chồng lên nhau. Con người sống trong ngôi nhà cũng đơn giản và yên bình.

Các con phố hầu như được thương mại hóa. Phần lớn, người dân phố cổ tận dụng từng mét vuông để bày bán đầy đủ các loại hàng hóa,... hoặc cho thuê. Nhưng, nhiều người trên phố cổ lại có những lựa chọn khác: bình lặng trước nhịp sống đô thị.

Cửa nhà vẫn bằng những tấm gỗ lim, hằng ngày được một phụ nữ ngoài 80 tuổi hạ xuống dựng lên.
Mặt tiền rộng khoảng 4m, căn nhà của gia đình bà Tâm có diện tích tới trăm m2, thế là rộng rãi giữa khu phố cổ vốn luôn được nói là chật chội. Quầy hàng của bà không bắt mắt, chưa kể, đó còn là nhóm hàng kén người mua..
Người phụ nữ hàng phố có sự kiên định trong cách sống của mình. Ngôi nhà trăm tuổi vẫn được gìn giữ gần như nguyên vẹn từ hàng trăm năm nay.
Sự đơn giản của căn nhà và mặt hàng cũng đơn giản thu hút sự chú ý của nhiều du khách nước ngoài.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Con phố sách cũ trên đường Láng (Hà Nội) là chốn thân quen của nhiều người, nơi chứa đựng những câu chuyện riêng, khiến cho tâm hồn của họ luôn được rộng mở.

Những ngày khô lạnh ít ỏi của đợt rét tháng Ba rất nhanh sẽ đi qua, để sớm mai, một mùa hè rực rỡ bừng tỉnh.

Hơi thở của cuộc sống hiện đại trong âm nhạc đường phố nhiều năm nay đã mang đến cho không gian hồ Gươm một góc nhìn vô cùng mới mẻ, lôi cuốn và hấp dẫn mọi du khách mỗi dịp cuối tuần.

Giữa những bộn bề cuộc sống, người ta luôn tìm kiếm cách để giải trí, để tái tạo năng lượng. Swing - môn nhảy sôi động là một cách để người trẻ tận hưởng cuộc sống.

Cổng Đục là đoạn phố nối giữa hai phố Hàng Vải và Hàng Mã, nơi đây đã trở thành một điểm nhấn trong bản đồ du lịch văn hóa của du khách.

Ngay giữa lòng Hà Nội, phiên chợ Yên ở phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông vẫn mộc mạc đậm chất quê, chứa đầy đủ yếu tố của một phiên chợ quê Bắc Bộ đúng nghĩa.