Cơ hội cho người thu nhập thấp mua nhà
Chị Hoa và chồng hiện đang làm công nhân tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long. Vợ chồng chị dự định cố gắng làm thêm vài năm trong khu công nghiêp, kiếm ít vốn rồi quay về quê chứ khó có thể gắn bó lâu dài, bởi với mức giá nhà ở xã hội hiện tại, vợ chồng chị sẽ không thể mua nổi. Chưa kể còn nhiều điều kiện để xét duyệt hồ sơ, nên vợ chồng chị cũng như nhiều công nhân khác vẫn lựa chọn thuê các căn nhà trọ bên ngoài.
Chị Hoàng Thị Hoa, công nhân Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long, cho biết: “Tiền trọ nhà em trung bình 2 triệu đồng, nhưng mà lương thì tùy ca, ví dụ em mà làm lâu thì tháng 10 triệu, chả đủ sống".
Với chị Nguyễn Thị Hồi, công nhân Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long, Hà Nội: “Bản thân tôi là rất mong muốn, nhưng mà tại vì nguồn vốn để mua một căn chung cư, chỉ một nửa thôi mình cũng không có".
Cơ hội sở hữu được nhà ở xã hội của vợ chồng chị Hoa và chị Hồi được mở ra khi có những chính sách được nới lỏng hơn trong Luật Nhà ở 2023. Cụ thể, theo Luật Nhà ở năm 2014, người muốn mua, thuê mua nhà ở xã hội phải đáp ứng 3 điều kiện: nhà ở, cư trú, thu nhập.
Tuy nhiên, Luật Nhà ở sửa đổi có hiệu lực từ 1/8 đã bỏ điều kiện cư trú, nghĩa là người dân muốn mua nhà loại này không cần có đăng ký thường trú, hoặc tạm trú từ một năm trở lên tại địa phương nơi có công trình. Ngoài ra, các điều kiện về thu nhập cũng được nới. Theo các cơ quan chức năng, đây sẽ là một điểm giúp tháo gỡ nút thắt cho việc tiếp cận nhà ở của người lao động thu nhập thấp.

Ông Hà Quang Hưng, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Nhà ở và Thị trường BĐS, Bộ Xây dựng, cho biết: “Hiện nay chúng ta có quy định với người độc thân, sẽ có điều kiện thu nhập dưới 15 triệu đồng. Đối với hộ gia đình cá nhân, 2 vợ chồng, sẽ có tổng thu nhập dưới 30 triệu đồng. Trước đây thì chúng ta phải thực hiện xác nhận qua các cơ quan thuế, nhưng đối với quy định hiện nay thì chỉ xác nhận qua bảng lương thực nhận của cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị mà người đó hiện đang công tác, thì việc xác nhận điều kiện này sẽ giảm đi rất nhiều so với thủ tục hành chính trước đây".
Các dự án nhà ở xã hội đã góp phần giải quyết nhu cầu chỗ ở của người dân ở các đô thị lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, hay tại thủ phủ các khu công nghiệp (KCN) như Bắc Ninh, Bình Dương... Tuy nhiên, cũng tại những thành phố lớn, việc người lao động mua được một căn nhà ở xã hội không dễ dàng.
Ngoài khó khăn về tài chính, nhiều công nhân không có nhu cầu mua nhà bởi đa số họ là người ngoại tỉnh, tính chất cư trú không ổn định, thường xuyên thay đổi vị trí việc làm, “nay đây mai đó” nên không mặn mà với việc mua nhà mà chỉ muốn thuê trọ.
Theo các chuyên gia, bên cạnh việc mua nhà ở xã hội, nhà nước cũng cần cân nhắc xây dựng các chiến lược về nhà cho thuê, phù hợp với nhu cầu của người lao động.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới BĐS Việt Nam, cho rằng: “Nhà nước cần phải ban hành những chính sách để hỗ trợ, để thúc đẩy phát triển loại hình nhà cho thuê. Chúng tôi được biết là công đoàn cũng đang nghiên cứu những giải pháp để tạo ra quỹ nhà để cho thuê. Vấn đề ở đây là làm thế nào quỹ nhà cho thuê đó giá cả phải phù hợp chứ không phải giá trên trời như hiện nay. Lúc đó người lao động mới có cơ hội có nhà ở để an cư lập nghiệp".

Các chuyên gia cho rằng để thực hiện được mục tiêu xây dựng 130.000 căn nhà ở xã hội trong năm 2024, tiến tới đạt mục tiêu 1 triệu căn nhà ở xã hội vào năm 2030, các địa phương phải rất quyết liệt trong việc đôn đốc thực hiện. Nếu chủ đầu tư không xây dựng thì Nhà nước phải kiên quyết thu lại quỹ đất này để lựa chọn nhà đầu tư mới hoặc đầu tư nhà ở xã hội bằng vốn ngân sách để cho thuê.
Bên cạnh đó, các địa phương cũng cần chủ động tạo quỹ đất nhà ở xã hội độc lập do Nhà nước tự quy hoạch, tự giải phóng mặt bằng và lựa chọn nhà đầu tư, tránh lệ thuộc hoàn toàn vào quỹ đất 20%.
Ngoài ra, muốn triển khai chính sách nhà ở xã hội cũng như mọi chính sách an sinh xã hội hiệu quả thì cần đến sự tham gia chủ động, quyết liệt hơn từ Nhà nước trong vấn đề cho vay ưu đãi. Việc dùng ngân sách Nhà nước cấp bù lãi suất cho ngân hàng là cơ chế cần được tính đến.


Lợi dụng thông tin sáp nhập, giá đất tại nhiều tỉnh, thành thời gian qua bị thổi cao phi lý, thị trường bất động sản trở nên méo mó, tiềm ẩn nguy cơ vỡ 'bong bóng'.
Quy hoạch chi tiết bốn khu tập thể cũ vừa được quận Đống Đa. TP. Hà Nội đưa ra lấy ý kiến cộng đồng, tạo bước khởi đầu quan trọng để cuối năm 2025 có thể khởi công xây dựng lại.
Việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam được đánh giá sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản công nghiệp.
Quận Đống Đa đặt mục tiêu hoàn tất quy hoạch chi tiết cải tạo bốn khu chung cư cũ: Kim Liên, Khương Thượng, Trung Tự và Hào Nam trong năm 2025, nhằm thực hiện Chương trình số 03 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025”.
Trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang, trong khi nguồn cung nhà ở còn thiếu.
Một số trường hợp bỏ hoang đất sẽ bị Nhà nước thu hồi, theo quy định tại Điều 81 Luật Đất đai 2024.
0