Cô giáo gieo yêu thương tới những em nhỏ đặc biệt | Người tốt quanh ta | 20/11/2023

Là một người mẹ có con bị tự kỷ, cô giáo Đào Thanh Hoàn thấu hiểu hơn ai hết sự thiệt thòi của các em khi sinh ra đã kém may mắn. Với khao khát xây dựng được một môi trường giáo dục đặc biệt toàn diện, mà ở đó người khuyết tật, tự kỷ được học tập suốt đời, Trung tâm nghiên cứu và ứng dụng tâm lý giáo dục Ngọc Ân đã ra đời. Sự cố gắng thầm lặng của cô Hoàn cùng giáo viên tại đây đã giúp cho nhiều em nhỏ tự kỷ có cơ hội được hòa nhập với cuộc sống.
Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Giữa guồng quay hối hả của nhịp sống hiện đại, nơi nhiều loại hình nghệ thuật truyền thống đang dần phai nhạt, làng Chàng Sơn yên bình (Thạch Thất, Hà Nội) vẫn giữ cho riêng mình một "người giữ lửa" thầm lặng.

Nhằm nâng cao mức độ hài lòng của người bệnh, bệnh viện đa khoa huyện Mê Linh đã ứng dụng nhiều giải pháp và cung cấp các dịch vụ kĩ thuật cao: vừa xây dựng phong cách phục vụ văn minh, thân thiện; điều trị, tiếp sức cho người bệnh trên tinh thần “lương y như từ mẫu” mà còn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện nhằm giảm thủ tục hành chính, tiết kiệm thời gian, chi phí cho người bệnh.

Sinh ra và lớn lên tại xã Hồng Kỳ, huyện Sóc Sơn, ngay từ khi còn nhỏ, chị Đinh Thị Quỳnh Nga không may bị khuyết tật một chân, không thể đi lại như người bình thường. Dù vậy, chị luôn cố gắng nỗ lực vượt lên nghịch cảnh, không ngừng học tập, nâng cao kiến thức, trở thành người truyền động lực cho nhiều người khuyết tật hòa nhập cộng đồng.

Tại nhiều tuyến phố, con ngõ nhỏ trên địa bàn quận Hoàng Mai (Hà Nội), hình ảnh rác thải vương vãi đã dần được thay thế bằng những lối đi sạch sẽ, điểm tô bằng hoa lá và cây xanh.

Năm 2025, Đoàn Luật sư TP Hà Nội có hơn 5 nghìn luật sư chính thức, trong đó đông đảo là đội ngũ luật sư trẻ. Việc tham quan bảo tàng Quân sự Việt Nam là dịp để các luật sư đã từng tham gia chiến trường ôn lại những trang sử hào hùng. Đây còn là cơ hội quý báu để các luật sư trẻ rèn luyện bản lĩnh, phát triển phẩm chất đạo đức, nâng cao nhận thức về trách nhiệm và vai trò của mình trong công cuộc xây dựng xây dựng Nhà nước pháp quyền.

Bà Vương Thị Nhung - Làng Từ Vân (Thường Tín, Hà Nội) là người đã có hơn 40 năm sống cùng những đường kim, mũi chỉ, cặm cụi may từng lá cờ Tổ quốc bằng tất cả tình yêu và niềm tự hào dân tộc.