Cơ chế quản lý đúng sẽ tăng hiệu quả dạy nghề
Trong năm mới 2025, với tinh thần ủng hộ, quyết tâm sáp nhập, tinh gọn bộ máy, các cơ sở dạy nghề kỳ vọng sớm có một cơ quan quản lý thống nhất, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cũng như chất lượng đào tạo. Các Trung tâm Giáo dục thường xuyên và dạy nghề đang đối mặt với nhiều bất cập do thiếu đồng nhất trong cơ chế quản lý. Hiện cả nước có 92 trung tâm trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, 526 trung tâm do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội hoặc Ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã quản lý.
Phát biểu về dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) tại Phiên họp thứ 41 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội nêu thực tế lĩnh vực dạy nghề trực thuộc quản lý bởi nhiều bên khác nhau.
Tại Trung tâm Hướng nghiệp dạy nghề Thanh Xuân – một cơ sở trực thuộc Sở Lao động, Thương Binh và Xã hội Hà Nội, đội ngũ cán bộ quản lý và giảng viên đồng lòng ủng hộ chủ trương tinh gọn bộ máy trong năm mới. Một cơ chế quản lý đúng chuyên môn hơn từ Nhà nước sẽ là tiền đề để tăng hiệu quả tuyển sinh, đào tạo.
Cơ chế thống nhất, đồng bộ sẽ góp phần tháo gỡ điểm nghẽn trong quản lý cơ sở dạy nghề, giảm tình trạng phân tán nguồn lực ở lĩnh vực này, tạo điều kiện nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu nhân lực chất lượng cao của đất nước.


Đoàn công tác gồm hiệu trưởng các trường đại học của Bỉ do bà Elisaberh Degryse, Bộ trưởng, Thủ hiến Chính phủ Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp đã đến thăm và làm việc tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm nay sẽ có hơn 1,1 triệu thí sinh tham gia, tăng khoảng 400.000 em so với năm 2024.
Lễ ký kết hợp tác triển khai Nghị quyết 57 giữa Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Quốc gia TP. HCM và Đại học Bách khoa Hà Nội đã diễn ra trong chiều 3/4.
Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Ba Đình tổ chức hội thảo với chủ đề “Kỷ nguyên số: Khám phá lớp học iPad và trường học thông minh” tại Trường Tiểu học Thủ Lệ.
Giáo viên tiếng Anh hiện nay dễ dàng sáng tạo trong thiết kế bài giảng, lựa chọn các ứng dụng phần mềm công nghệ để hỗ trợ, tạo nên những tiết học hấp dẫn và hiệu quả.
Các địa phương chậm báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về thực hiện Thông tư 29 về dạy thêm, học thêm bao gồm: Quảng Ninh, Đắk Lắk, Đồng Nai, Tiền Giang, Tây Ninh, Vĩnh Phúc và Bà Rịa - Vũng Tàu.
0