Cỗ chay Rằm tháng Giêng

Rằm tháng Giêng không chỉ là ngày lễ lớn trong văn hóa của người Việt, mà còn là dịp để nhiều gia đình sum vầy bên mâm cỗ chay, cầu mong một năm mới bình an, may mắn.

Với nhiều người Hà Nội, việc chuẩn bị mâm cỗ chay vào ngày Rằm tháng Giêng đã trở thành một nét đẹp truyền thống được lưu truyền qua nhiều thế hệ.

Tại gia đình anh Nguyễn Phi Long ở phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Rằm tháng Giêng nào cũng vậy, ngay từ sáng sớm, anh Long đã đi chợ mua các loại rau củ quả để kịp về nhà cùng vợ con chuẩn bị mâm cỗ chay cúng tổ tiên.

Anh Nguyễn Phi Long chia sẻ: “Làm mâm cỗ chay cho Rằm tháng Giêng là một thói quen lâu đời của nhà tôi. Công việc chuẩn bị mâm cỗ chay cũng không vất vả, phức tạp vì các món ăn đều rất dân dã. Ngày nay, có rất nhiều gia vị để nấu món ăn chay nên việc nấu rất nhanh, tiện lợi".

Những món ăn thanh đạm nhưng đầy đủ màu sắc, hương vị được bày biện chu đáo, vừa thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, vừa mang ý nghĩa khởi đầu một năm an lành. Với anh Long, đây không chỉ là một thói quen mà còn là cách để gia đình quây quần, cùng nhau giữ gìn phong tục ngày Rằm.

Dịp lễ Rằm tháng Giêng, nhà bà Thúy - một gia đình có truyền thống làm cỗ chay lâu đời ở Hà Nội - cũng bận rộn hơn hẳn. Số lượng khách đặt các món chay cúng Rằm tháng Giêng tăng hơn nhiều so với những ngày lễ khác trong năm.

Các món chay của nhà bà Thúy thường được chế biến từ bột mì, các loại đậu, rau củ quả, nấm và gia vị... nhưng được làm theo hình dáng và hương vị giống như món ăn mặn, giúp người ăn chay cảm nhận như đang thưởng thức những món ăn hàng ngày.

Bà Nguyễn Thị Thúy (phường Tương Mai, quận Hoàng Mai) cho biết: “Khi tôi bắt đầu ăn chay thì thấy bản thân có sự thay đổi hoàn toàn. Từ đó, tôi quyết định theo việc ăn chay”.

Như mọi năm, quán cỗ chay nhà bà Thúy không chỉ tất bật giao cỗ đi khắp nơi mà còn đón những vị khách quen thuộc. Ông Gắng, một khách hàng lâu năm, hôm nay lại ghé qua quán chay cùng với những đứa cháu của mình.

Ông Nguyễn Đình Gắng (phường Tương Mai, quận Hoàng Mai) cho hay: “Tôi thấy việc ăn chay rất tốt cho sức khỏe. Trước đây tôi từng ăn mặn, những từ ngày ăn chay, tôi cảm thấy sức khỏe tốt lên”.

Dù tự tay nấu tại nhà hay đặt từ những người thợ lành nghề, mâm cỗ chay ngày Rằm tháng Giêng vẫn luôn mang ý nghĩa đặc biệt. Không chỉ đơn thuần là bữa ăn, đó còn là sự tĩnh lặng, thành kính và mong ước một năm mới trọn vẹn, bình an.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Được chế biến từ những quả mơ tươi chọn lọc, ngâm ủ theo công thức truyền thống giữ trọn vị chua thanh đặc trưng hòa quyện cùng độ ngọt dịu tự nhiên, mơ má đào ngâm muối đường mang đến thức uống thơm ngon, sảng khoái cho mọi lứa tuổi.

Với nhiều người, học trang điểm không chỉ là học một kỹ năng mềm, mà còn là học yêu bản thân mình theo một cách rất riêng. Bởi làm đẹp cho mình cũng chính là làm đẹp cho cuộc sống.

Được mệnh danh là lộc của trời, Vờ Vờ - thứ đặc sản nức tiếng ven sông Hồng mùa hạ được bao người sành ăn xuýt xoa khen ngợi. “Săn” được thức đặc sản quý hiếm đó chẳng hề đơn giản, chỉ ngắn ngủi đôi mươi phút khi trời mới tờ mờ sáng.

Không cần đến phòng gym, cũng không cần quá nhiều thiết bị, chỉ là một khoảng sân đủ rộng, vài động tác dưỡng sinh và những nụ cười tươi mỗi sáng là đủ để tạo nên một nhịp sống đáng quý của người cao tuổi.

Ốc om chuối đậu không chỉ là món ăn dân dã mà còn là một phần hồn cốt của ẩm thực Hà Nội. Từ những nguyên liệu bình dị như ốc, chuối xanh, đậu phụ, mắm tôm... người Hà Nội đã tạo nên một món ăn đậm đà, tinh tế và thấm đượm tình quê.

Nghệ sĩ, ca sĩ Quỳnh Hoa là một người con của Hà Nội luôn cất tiếng hát về Thủ đô bằng cả trái tim với tình yêu dành cho mảnh đất nơi mình sinh ra và lớn lên.