Chuyển đổi xanh đô thị
Đó là nội dung chính trong buổi tọa đàm “Chuyển đổi đô thị xanh - từ Đan Mạch đến Việt Nam” diễn ra sáng nay 28/11, tại Hà Nội. Sự kiện do Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam tổ chức, với sự tham gia của các kiến trúc sư, chuyên gia Việt Nam và Đan Mạch về chuyển đổi đô thị xanh.
Theo Quy hoạch hệ thống đô thị và nông thôn Việt Nam giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, tỷ lệ đô thị hóa của Việt Nam dự kiến sẽ vượt 50% vào năm 2030. Chuyển đổi đô thị xanh không chỉ là một xu hướng mà còn là một nhu cầu cần thiết để tạo nên những môi trường đô thị đáng sống, khả năng thích ứng tốt và bền vững cho các thế hệ tương lai. Tuy nhiên, chuyển đổi xanh cần có chuyển đổi số song hành.
Ông Nguyễn Hoàng Phương, chuyên gia cao cấp của Net Zero Việt Nam cho biết: “Chúng ta có một bài toán là phải chuyển đổi kép. Chúng ta chuyển đổi xanh thì chúng ta cần chuyển đổi số và cùng lúc. Bởi vì chuyển đổi xanh thì chúng ta cần đo được các thông số. Ví dụ phát thải ô nhiễm từ nhà máy, từ giao thông, từ đô thị. Tất cả các thông số đó đều phải đo và muốn đo được thì chúng ta cần chuyển đổi số”.
Được xếp hạng trong top ba các thành phố bền vững và đáng sống nhất thế giới, Copenhagen của Đan Mạch có nhiều kinh nghiệm để chia sẻ và truyền cảm hứng cho Việt Nam trên hành trình chuyển đổi đô thị xanh.
Tại buổi tọa đàm, các chuyên gia cho rằng, các chiến lược và giải pháp thực tiễn trong việc tích hợp hạ tầng xanh và thực hành bền vững vào quy hoạch đô thị, cũng như các dự án cụ thể tại các thành phố lớn trên thế giới đã thành công chuyển đổi mô hình sang xanh hơn, bền vững hơn mà Việt Nam có thể học hỏi.
Kể từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1971, Việt Nam và Đan Mạch đã có mối quan hệ hợp tác chặt chẽ và bền vững. Mới đây, Việt Nam - Đan Mạch đã cùng tuyên bố thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Xanh. Điều này đánh dấu một cột mốc quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia và thiết lập một khuôn khổ vững chắc để hỗ trợ Việt Nam phát triển nền kinh tế có khả năng ứng phó với biến đổi khí hậu, phát thải carbon thấp và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế tuần hoàn.


Khu vực kinh tế tư nhân hiện đóng góp khoảng 51% GDP, hơn 30% ngân sách Nhà nước, tạo việc làm cho khoảng 85% lao động trên cả nước. Việc Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 68 về “Tiếp tục đổi mới cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực kinh tế tư nhân” được xem là một dấu mốc quan trọng, khẳng định vai trò trung tâm của kinh tế tư nhân trong công cuộc phát triển đất nước.
Dự thảo Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp đang được thảo luận tại Quốc hội theo hướng tăng tính tự chủ cho doanh nghiệp Nhà nước, cắt giảm tối đa thủ tục hành chính. Việc đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính theo hướng đơn giản, minh bạch và số hóa toàn diện, được kỳ vọng sẽ tạo lực đẩy cho sản xuất kinh doanh phục hồi mạnh mẽ.
Nghị quyết 68 đã thể hiện bước tiến đột phá về tư duy phát triển, là "cuộc cách mạng về tư duy và thể chế" và "bước ngoặt lịch sử" trong việc thúc đẩy kinh tế tư nhân bứt phá, khẳng định vai trò doanh nghiệp tư nhân trong thời kỳ mới.
Cổ phiếu VPL của Công ty cổ phần Vinpearl chính thức niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) với mức giá tham chiếu 71.300 đồng/cổ phiếu, tương ứng vốn điều lệ gần 18.000 tỷ đồng, sáng 13/5.
Giá dầu đã tăng khoảng 1,5% và chốt phiên ở mức cao nhất hai tuần, sau khi thỏa thuận thuế quan tạm thời giữa Mỹ và Trung Quốc làm dấy lên hy vọng về việc chấm dứt cuộc chiến thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
Thị trường chứng khoán ngày 13/5 phản ánh tích cực sau thông tin hạ nhiệt thuế quan. Đà tăng được kéo dài xuyên suốt phiên. Kết phiên, VN-Index tăng hơn 10 điểm, HNX-Index cũng tăng gần hai điểm.
0