Chuyển đổi số thúc đẩy phát triển kinh tế Việt - Trung
Nhiều năm trở lại đây, thị trường Trung Quốc không còn “dễ tính” với hàng hoá Việt Nam mà đòi hỏi nhiều yêu cầu khắt khe hơn. Để đảm bảo cán cân thương mại giữa 2 nước, hỗ trợ đắc lực trong việc vận chuyển, đảm bảo chất lượng hàng hoá, chuyển đổi số đóng vai trò then chốt.
Nông sản Việt Nam là mặt hàng được ưa chuộng mạnh mẽ tại Trung Quốc khi kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này tăng gần 113% tương đương gần 1,2 tỷ USD so với năm ngoái.

Từ nửa cuối năm 2022, Việt Nam và Trung Quốc đã lần lượt ký Nghị định xuất khẩu chính ngạch sầu riêng, chuối, khoai lang, tổ yến, mở ra cơ hội mới cho các mặt hàng thâm nhập sâu vào thị trường lớn này.
Tuy nhiên đây lại là mặt hàng dễ hư hỏng và không còn năng lực tiêu thụ nếu thời gian thông quan quá lâu. Vừa qua cửa khẩu số Lào Cai đã chính thức đi vào hoạt động, giúp giảm chi phí lưu kho bãi, chi phí logistic, rút ngắn thời gian chờ đợi thông quan cho hàng hoá tại cửa khẩu
Ông Hoàng Chí Hiền - Giám đốc Sở Kế họach và Đầu tư tỉnh Lào Cai cho biết: "Chúng tôi đang triển khai thí điểm tại cửa khẩu số 2 đường bộ Kim Thành, thông qua việc chuyển đổi số trong lĩnh vực cửa khẩu, thể hiện rõ sự công khai minh bạch và quy trình rõ ràng, tạo điều kiện cho doanh nghiệp thực hiện việc khai báo thủ tục hải quan hay làm thủ tục đăng ký hoặc có thể rút ngắn thời gian thông quan và các chi phí phát sinh không đáng có".

Ông Lê Quang Trung – Phó Tổng giám đốc Vinalines nói: "Việc chuyển đổi số thực sự sẽ tạo nên kết nối và thuận lợi hoá trong vấn đề đảm bảo các dịch vụ các đơn hàng là đúng thời gian, đúng quy chuẩn, tận dụng, chia sẻ được các nguồn lực của logictic, gián tiếp điều đó sẽ làm giảm các chi phí logictic và tăng năng lực cạnh tranh cho hàng xuất nhập khẩu giữa hai bên".
86% DN vừa và nhỏ Việt Nam tin rằng, sẽ không thể xuất khẩu nếu không có thương mại điện tử (TMĐT). Dự báo, kim ngạch xuất khẩu thông qua TMĐT của Việt Nam có thể đạt đến gần 300 nghìn tỷ đồng vào năm 2027 nếu doanh nghiệp trong nước được hỗ trợ để đẩy nhanh tốc độ xuất khẩu thông qua TMĐT và sàn thương mại điện tử cũng được đánh giá là một kênh tiềm năng quảng bá sản phẩm, xuất khẩu chính ngạch các mặt hàng Việt nam sang Trung Quốc.
Bà Trần Thị Phương Lan – quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết: "Thương mại điện tử của Trung Quốc và Việt Nam đều đang phát triển mạnh mẽ. Hà Nội chỉ số thương mại điện tử luôn đứng thứ 2 của cả nước và Sở Công Thương Hà Nội thường xuyên phối hợp với sàn thương mại điện tử lớn để thúc đẩy xuất khẩu xuyên biên giới, trong đó có thị trường Trung Quốc".
Với những nỗ lực của Chính phủ, các bộ ngành, địa phương, chuyển đổi số chắc chắn sẽ là điểm sáng trong bức tranh giao thương, hợp tác giữa Việt Nam và Trung Quốc


Việc đưa ra các chính sách rõ ràng, cụ thể, cũng như khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện EPR là rất quan trọng trong việc bảo vệ môi trường.
Cuộc tranh cãi xoay quanh bản quyền tác giả của bức ảnh nổi tiếng "Em bé Napalm" - bức ảnh gắn liền với tên tuổi của phóng viên ảnh Nick Út (một người Việt, làm việc cho hãng thông tấn AP) khiến nhiều người liên tưởng đến câu chuyện của ý kiến kiểm toán. Sự tương đồng giữa hai câu chuyện là gì?
Theo đề xuất của Ngân hàng Nhà nước, hành vi cho thuê, mượn hoặc mua bán tài khoản ngân hàng có thể bị phạt đến 200 triệu đồng, gấp 2-4 lần so với hiện hành.
Thu nhập bình quân đầu người mỗi tháng trong năm 2024 đạt 5,4 triệu đồng theo giá hiện hành, tăng 9,1% so với năm 2023.
Lợi nhuận sau thuế quý I/2025 của VEAM giảm 11% so với cùng kỳ, còn 1.277 tỷ đồng, mức giảm tuyệt đối là 158 tỷ đồng. Vậy, tín hiệu sau khi VEAM giảm lợi nhuận là gì?
Hình thức thuế khoán, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp cho hộ kinh doanh phát triển lên doanh nghiệp nhận được nhiều sự quan tâm, tranh luận của các đại biểu trước khi bấm nút thông qua nghị quyết vào sáng 17/5.
0