Chuyển đổi số hướng tới bệnh viện thông minh

Nhờ ứng dụng công nghệ thông tin, ngành y tế Hà Nội đang từng bước hiện đại hóa, hướng tới mô hình bệnh viện thông minh, nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm cho người dân.

Ông Nguyễn Viết Tuấn (xã Phú Sơn, huyện Gia Lâm) đến khu khám bệnh của Bệnh viện đa khoa Đức Giang lúc 8 giờ sáng. Tại ki-ốt tự động quét mã chứng minh thư, ông nhanh chóng có số thứ tự và phòng khám bệnh. Chỉ sau hơn một tiếng đồng hồ, ông Tuấn đã khám xong.

Ông Tuấn chia sẻ: “Trước đây, khi còn làm thủ công phải chờ rất lâu mới được xếp sổ. Còn bây giờ, cứ khi nào đến là lên luôn phòng khám và được các bác sĩ giải quyết rất nhanh chóng”.

Bệnh viện đa khoa Đức Giang đã triển khai đồng bộ quy trình, từ khám ngoại trú, điều trị nội trú, đến xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh và phát triển các ứng dụng cho bác sĩ, người bệnh. Qua đó, thời gian khám chữa bệnh của người dân giảm từ 3 tiếng xuống còn 1,5 tiếng.

Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn cũng là một trong 70 bệnh viện triển khai bệnh án điện tử thay thế hoàn toàn bệnh án giấy. Khi làm thủ tục đăng ký khám xong, người bệnh sẽ nhận được tin nhắn, hướng dẫn xem kết quả khám và điều trị bệnh thông qua ứng dụng thông minh của bệnh viện.

Nhiều bệnh viện của Hà Nội đồng thời triển khai khám chữa bệnh từ xa qua hệ thống teledimicin, giúp thu hẹp khoảng cách y tế. Tiêu biểu như một buổi khám chữa bệnh từ xa của các bác sĩ Bệnh viện Tim Hà Nội với bốn bệnh viện Yên Bái, Bắc kạn, Hải Phòng và Mê Linh.

Bệnh viện Tim Hà Nội đã xây dựng được mạng lưới khám, chữa bệnh từ xa gồm 120 đơn vị, trong đó có 16 bệnh viện vệ tinh, 33 bệnh viện và trung tâm y tế thuộc Hà Nội, 40 bệnh viện, trung tâm y tế thuộc các tỉnh, thành phố ngoài Hà Nội.

PGS.TS Nguyễn Sinh Hiến - Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, cho biết: “Có rất nhiều bệnh viện ngoài tham gia trực tiếp đến các bệnh án. Có rất nhiều bệnh viện, các bác sĩ đã tham gia vào chương trình đào tạo để được cấp chứng chỉ chuyên khoa về tim mạch. Đặc biệt, bây giờ người dân cũng quan tâm rất nhiều về vấn đề này. Mỗi một buổi khám bệnh từ xa sẽ có những câu hỏi của người dân để chúng tôi trả lời”.

Đến nay, Hà Nội đã khởi tạo hồ sơ sức khỏe điện tử cho hơn 9 triệu người dân và kết nối dữ liệu bảo hiểm y tế của 50 bệnh viện, 39 phòng khám đa khoa, 297 trạm y tế. Khoảng 97% bệnh nhân nội trú ngồi tại giường bệnh thanh toán online. 90% các phim chụp X-quang không còn phải in phim. Thời gian khám chữa bệnh trung bình giảm xuống 50%.

Ngành y tế Hà Nội đang chuyển mình mạnh mẽ để phục vụ người dân tốt hơn. Từ những bệnh viện hiện đại đến những trạm y tế phường, xã, công nghệ đang xóa nhòa khoảng cách, giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế nhanh chóng, thuận tiện.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Hà Nội ghi nhận gần 200 trường hợp mắc sởi trong tuần qua, nâng tổng số ca sởi của thành phố từ đầu năm 2025 đến nay là 1.250 ca.

Trung tâm Thông tin - Truyền thông thuộc Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã tổ chức Chương trình Giao lưu điển hình tiên tiến với chủ đề “Vinh quang đảng viên khoác áo blouse trắng”.

Hà Nội đã hoàn thành tiêm phòng sởi cho trẻ từ 1 đến 5 tuổi và tiêm phòng bổ sung sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi đạt 98%, vượt kế hoạch đề ra.

Hà Nội đang đối mặt với diễn biến phức tạp của nhiều dịch bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là sởi và tay chân miệng.

Nhiều bệnh viện trên địa bàn Hà Nội đã tiếp nhận các bệnh nhân mắc sởi là người lớn, trong đó nhiều người biến chứng nặng.

Người cao tuổi sau tai nạn trong sinh hoạt hoặc tai nạn giao thông làm vỡ khớp háng và khớp gối. Nếu không điều trị sẽ khiến cho người bệnh bị tàn phế suốt đời.