Chuyển đổi năng lượng để phát triển kinh tế bền vững

Trước những thách thức của biến đổi khí hậu và áp lực phải tối ưu hóa chi phí trong sản xuất, các doanh nghiệp tại Việt Nam đang ngày càng chú trọng đến việc xanh hóa sản xuất. Đây không chỉ là một xu thế mà còn là yêu cầu tất yếu để hướng đến phát triển kinh tế bền vững.

Tại nhà máy Heineken Việt Nam, gần như toàn bộ quy trình sản xuất đều được vận hành bằng năng lượng tái tạo. Đây là minh chứng rõ nét cho nỗ lực xanh hóa sản xuất tại Việt Nam.

Ông Đoàn Đức Nghĩa - Giám đốc nhà máy Heineken Việt Nam - Hà Nội cho biết: “Cùng với tham vọng tác động môi trường bằng 0, chúng tôi đang nỗ lực liên tục, triển khai sáng kiến và thực hiện nó xuyên suốt trong thời gian qua nhằm mục đích bảo tồn nguồn nước và đẩy nhanh lộ trình sử dụng năng lượng tái tạo trong sản xuất và tối đa hóa kinh tế tuần hoàn, để đóng góp mục tiêu Net zero chung của Chính phủ. Hiện tại, Heineken Việt Nam đang sử dụng đến 99% năng lượng tái tạo trong sản xuất và hoàn toàn không có rác thải chôn lấp. Qua đó chúng tôi đã giảm được 93% lượng CO2 phát thải ra môi trường so với 2018”.

Để đạt được những kết quả ấy, nhà máy đã triển khai đồng bộ 4 chiến lược trọng tâm: từ giảm thiểu năng lượng sử dụng, thay thế năng lượng hóa thạch, loại bỏ phát thải carbon, đến báo cáo và đánh giá tác động thường xuyên.

Ông Nguyễn Thương Tín - Quản đốc xưởng sản xuất Thường Tín - Công ty cổ phần năng lượng xanh Thăng Long cho biết: “Trước đây, phế thải của các xưởng chế biến như dăm gỗ, người dân thường sẽ bỏ đi. Nhà máy bia sử dụng nhiên liệu là dầu DO (diesel) thì chi phí sẽ cao và phát tán khói bụi ra môi trường sẽ nhiều hơn. Công ty đã thu mua và tận dụng lại các dăm gỗ của bà con để về sử dụng làm nhiên liệu đốt cung cấp hơi nước cho nhà máy bia để cấp nhiệt nấu bia. Đặc thù đây là nhiên liệu biomass - nhiên liệu sạch, sẽ giảm thiểu khói độc hại ra môi trường".

Những giải pháp này không chỉ giúp giảm chi phí mà còn tạo ra giá trị kép khi bảo vệ môi trường và cải thiện đời sống người dân.

“Tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn là một thông điệp mới, ngày càng cấp thiết của ngành sản xuất quốc gia cũng như quốc tế. Nó nằm trong xu hướng tăng trưởng xanh, phát triển kinh tế bền vững. Với tinh thần đó, việc tiết kiệm nhiên liệu trở thành động lực, mục tiêu và là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi doanh nghiệp. Bởi vì về nguyên tắc chúng ta đang đối mặt với sự chênh lệch cung - cầu về năng lượng, theo hướng thiếu về năng lượng và đặc biệt là giá ngày càng cao lên, không kể năng lượng tái tạo. Cho nên một mặt là tiết kiệm năng lượng, mặt khác là phải coi trọng khai thác các nguồn năng lượng giá rẻ, năng lượng tái tạo để đáp ứng được nhu cầu”, TS Nguyễn Minh Phong - Chuyên gia kinh tế nhận định.

Xanh hóa sản xuất không chỉ là xu thế, mà đã trở thành lộ trình cần thiết để các doanh nghiệp duy trì sự phát triển trong dài hạn.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Khoảng 5.000 tỷ USD vốn hóa thị trường chứng khoán Mỹ bị “thổi bay” chỉ trong hai ngày sau khi Tổng thống Donald Trump công bố mức thuế quan mới với hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, nâng tổng mức vốn hóa bị mất từ khi ông Trump nhậm chức lên gần 8.000 tỷ USD.

Giá vàng trong nước sáng 5/4 đồng loạt giảm mạnh cùng chiều với giá vàng thế giới.

Chỉ số mua hàng của các nhà sản xuất đã tăng trở lại sau bốn tháng duy trì đà giảm cho thấy sức khỏe của ngành sản xuất Việt Nam có cải thiện.

Sau ba tháng đầu năm 2025, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam đạt gần 10,98 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm trước.

Giá vàng miếng trong nước quay đầu giảm mạnh. Hiện tại, vàng các thương hiệu đang mua vào 98,8 triệu đồng/lượng và bán ra ở mức 101,3 triệu đồng/lượng.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao kết quả kinh doanh và những đóng góp của Công ty trách nhiệm hữu hạn LG Display Việt Nam Hải Phòng đối với kinh tế Việt Nam, trong buổi tiếp đại diện doanh nghiệp này vào chiều ngày 4/4.