Chứng khoán ngày 14/11: VN-Index giảm hơn 14 điểm
Kết thúc phiên giao dịch, VN-Index giảm 14,15 điểm (-1,14%) về mức 1.231,89 điểm; HNX-Index giảm 2,39 điểm (-1,06%) còn 223,82 điểm.
Thanh khoản thị trường vẫn ở mức thấp với tổng giá trị giao dịch đạt gần 18.400 tỷ đồng trên cả ba sàn, cho thấy nhà đầu tư vẫn chưa vội vàng "bắt đáy" dù thị trường đã giảm sâu.
Nhóm cổ phiếu ngân hàng chịu tác động mạnh nhất với 6 đại diện trong top 10 cổ phiếu ảnh hưởng tiêu cực đến VN-Index, bao gồm CTG, BID, VCB, VPB, TCB và MBB. Các cổ phiếu chứng khoán cũng không ngoại lệ khi SSI giảm gần 3%, VCI giảm gần 5%, MBS và HCM đều để mất hơn 3%. "Vua thép" HPG cũng góp phần vào đà giảm khi lao dốc gần 3%, khiến VN-Index mất thêm hơn một điểm.
Ở chiều ngược lại, BCM, HVN và HAG là ba cổ phiếu tác động tích cực nhất tới VN-Index.
Diễn biến đáng quan ngại là khối ngoại duy trì xu hướng bán ròng trong hơn 12 phiên liên tiếp, giá trị bán ròng hơn 760 tỷ đồng trong phiên này. Nhìn xa hơn, nhà đầu tư nước ngoài đã bắt đầu xả mạnh cổ phiếu Việt kể từ đầu tháng 10/2024.


Chính phủ Việt Nam đề nghị Mỹ tạm hoãn áp thuế đối ứng từ 1-3 tháng để đàm phán với tinh thần đảm bảo công bằng, cả hai bên cùng có lợi, theo Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc.
Nhờ sự hỗ trợ của trí tuệ nhân tạo và tự động hóa, nhiều doanh nghiệp đang cắt giảm đáng kể ngân sách quảng cáo mà vẫn giữ được, thậm chí nâng cao hiệu quả bán hàng.
Ngân hàng Standard Chartered dự báo GDP của Việt Nam tăng trưởng mạnh ở mức 7,7% trong quý I/2025 (tăng từ mức 7,6% trong quý IV/2024).
Chính phủ Trung Quốc ngày 4/4 tuyên bố sẽ áp thuế đối ứng 34% với toàn bộ hàng hóa nhập khẩu từ Mỹ vào Trung Quốc từ ngày 10/4.
Mặc dù Chính phủ đặt mục tiêu có thêm 1 triệu doanh nghiệp từ nay đến 2030, nhưng rào cản về thuế, thủ tục và quy mô hoạt động đang khiến nhiều hộ kinh doanh ngần ngại “lớn lên”.
Bên cạnh áp lực từ Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), ngành đồ uống còn lo ngại tác động kép từ thuế quan đối ứng mà Hoa Kỳ vừa công bố hôm 2/4.
0