Chúc Tết đầu năm
Phong tục chúc Tết đầu năm mới là một nét đẹp trong văn hóa Tết của người Á Đông. Phong tục đó vẫn được nhiều thế hệ gia đình người Việt duy trì và coi như một nghi thức thiêng liêng trong ngày đầu năm mới.
Sáng mùng 1 Tết, gia đình chị Đào Thuý (Nam Sơn, Sóc Sơn) sẽ gọi các con dậy sớm để làm cơm thắp hương các cụ tại gia. Sau đó cả nhà chị sẽ sang nhà ông bà nội để chúc Tết và hẹn gặp các anh chị em trong gia đình. Chị Thuý chia sẻ vẫn giữ truyền thống chúc Tết hàng năm và mong muốn các con sẽ cảm nhận được sự ý nghĩa trong nét đẹp văn hoá của dân tộc.
Đối với chị Ngô Hà Linh (Nam Sơn, Sóc Sơn), chị thường sẽ đi chúc Tết những người hàng xóm vào sáng mùng 1 Tết, sau khi đã chúc Tết xong hai nhà nội ngoại. Theo chị Linh, "bán anh em xa, mua láng giềng gần", chúc Tết bà con hàng xóm sẽ giúp cho tình cảm được bền chặt hơn.
Truyền thống chúc Tết ngày nay lại càng thêm ý nghĩa và gắn kết tình cảm mọi người, khi ai cũng có cho mình một chiếc điện thoại thông minh. Những giây phút sum vầy trò chuyện, sẻ chia có lẽ chỉ ngắn ngủi trong những ngày Tết, nhưng vẫn mang đến thật nhiều cảm xúc và niềm vui.
"Được gặp gỡ nhau, được nhìn thấy nhau, tay bắt mặt mừng... điều đó quá tuyệt vời. Xuân đi xuân lại đến, nhưng cứ được gặp nhau, chúc nhau sức khoẻ là hạnh phúc nhất", anh Nguyễn Thành Trung (Nam Sơn, Sóc Sơn) vui vẻ nói.
Nằm ở ngoại thành Hà Nội, làng Lưu Xá, xã Đức Giang, huyện Hoài Đức đến nay vẫn giữ phong tục cả làng cùng đi chúc Tết. Bắt đầu từ gia đình nhỏ, đến gia đình lớn. Người trẻ chúc sức khỏe người già, người cao niên mừng tuổi trẻ nhỏ. Cứ thế, phong tục chúc Tết ngày đầu năm đã ăn sâu vào nếp sống của người dân nơi đây, từ thế hệ này sang thế hệ khác như một giá trị văn hóa truyên thống không thể thay đổi.
"Chúc Tết đầu năm là để gắn kết các thành viên trong nhà với nhau và trong từng dòng họ, để mọi người có năm mới vui vẻ, đoàn kết, bình an và năm mới phát đạt", ông Cao Văn Hiền (Đức Giang, Hoài Đức) chia sẻ.
Phong tục chúc Tết đầu năm đã, đang, và vẫn sẽ mãi được duy trì, không chỉ để mọi người được sum vầy, quây quần trong những ngày Tết, mà còn là những trải nghiệm, những nét đẹp trong văn hoá dân tộc mà cha ông gửi gắm đến thế hệ trẻ Việt Nam.


Nhiều người đã tìm về thôn Đoan Nữ, xã An Mỹ, huyện Mỹ Đức, Hà Nội để hoà mình trong không gian làng quê thanh bình, với cánh đồng lúa xanh nổi bật và hàng hoa gạo bắt đầu bung nở.
Con phố sách cũ trên đường Láng (Hà Nội) là chốn thân quen của nhiều người, nơi chứa đựng những câu chuyện riêng, khiến cho tâm hồn của họ luôn được rộng mở.
Bên cạnh di sản kiến trúc, lịch sử, Hoàn Kiếm còn là cái nôi của một di sản đặc biệt - di sản ẩm thực, hội tụ của sự tinh tế.
Rau muống xào tỏi của Việt Nam vinh dự xếp hạng thứ 24 trong danh sách 100 món rau ngon nhất thế giới của chuyên trang ẩm thực nổi tiếng Taste Atlas, với số điểm 4,3/5 sao.
Những ngày khô lạnh ít ỏi của đợt rét tháng Ba rất nhanh sẽ đi qua, để sớm mai, một mùa hè rực rỡ bừng tỉnh.
Với khát khao gìn giữ "hơi thở" của the lụa từng vang danh, nghệ nhân Lê Đăng Toản (Hà Đông) đã miệt mài canh cửi trong suốt gần 20 năm, dù hành trình không ít gian nan.
0