Chùa Tam Thanh: Đệ nhất bát cảnh xứ Lạng

Chùa Tam Thanh từ lâu đã trở thành địa chỉ du lịch tâm linh nổi tiếng của mảnh đất xứ Lạng. Ngôi chùa nằm ở vị trí độc đáo: trong động Tam Thanh.

Chùa Tam Thanh là một trong những ngôi chùa cổ kính và linh thiêng của xứ Lạng, nằm ẩn mình trong hang động Tam Thanh. Đây là một điểm du lịch tâm linh và văn hóa không thể bỏ qua khi đến Lạng Sơn bởi nơi đây không chỉ có phong cảnh hùng vĩ mà còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử quý giá.

Ngôi chùa có tên Tam Thanh bởi xưa chùa là nơi thờ tự của Đạo giáo. Tam Thanh tức Ngọc Thanh, Thượng Thanh và Thái Thanh. Đó là ba cung cao nhất được coi là ba tiên cảnh, mỗi cung do một vị thần cai quản. Sau này, đạo giáo mờ nhạt dần nên người ta đưa các yếu tố thờ tự Phật giáo và tín ngưỡng thờ Mẫu vào trong di tích. Vì nằm trong động nên chùa Tam Thanh là ngôi cổ tự không có mái.

Bà Đỗ Thị Nguyệt Hoa - PGĐ Trung tâm Văn hoá Thể thao thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, cho biết: “Khi mà du khách đến với điểm di tích, không chỉ đến với điểm tham quan ngắm cảnh, chùa là ngôi chùa thiêng nên mọi người thường đến để cầu bình an, mọi sự an lành và hạnh phúc”.

Để vào hang chù,a du khách phải vượt qua 30 bậc đá được những người xưa đục làm đường dẫn vào sâu trong hang động. Đi qua mỗi đoạn, cảnh quan xung quanh mang nét đẹp hoang dại của những hàng cây xen kẽ với những khối đá.

Bước qua cửa động là cung Tam Bảo với số lượng tượng phong phú, trang trọng nhất là bộ tượng Tam Thế Phật, tượng trưng cho 3.000 vị phật ở ba thời quá khứ, hiện tại và tương lai.

Bà Đặng Thị Lâm, thủ nhang chùa Tam Thanh, cho hay: “Chùa Tam Thanh chúng tôi thường đầu năm là lễ hội, một năm có 4 vấn, vấn 1 là thượng nguyên, vấn 2 là vào hè, vấn 3 là ra hè, vấn thứ 4 là tốt tiên. Lễ đầu năm chúng tôi thường tắm Phật, xin phật thánh cho ăn nên làm ra cho bách gia trăm họ”.

Trong hệ thống tượng thờ ở chùa Tam Thanh, độc đáo nhất và có giá trị nghệ thuật nhất là tượng Phật A Di Đà được tạc vào vách đá ở tư thế đứng trong một chiếc lá bồ đề,  nhấn mạnh sự cứu độ chúng sinh ra khỏi khổ đau. Tượng mang phong cách thế kỷ thứ XVII. Những nét khắc tinh xảo cùng thần thái của bức tượng đã mang đến cho hậu thế một tác phẩm điêu khắc nghệ thuật thực sự ấn tượng.

Sự cổ kính của nơi đây còn được ghi dấu bởi hệ thống bia Ma Nhai có giá trị sử liệu, văn hóa nghệ thuật. Đó là những bài thơ về cảnh đẹp của những di tích nơi đây được khắc trên vách đá của động Tam Thanh, trong đó phải kể đến bài thơ của Đốc trấn Lạng Sơn, tuần phủ Thái Bình.

Đến với chùa Tam Thanh là đến với tín ngưỡng tôn giáo của Phật giáo, Đạo giáo, tín ngưỡng thờ Mẫu. Được mệnh danh là “Đệ nhất bát cảnh xứ Lạng” và đã được công nhận là Di tích lịch sử - Văn hóa quốc gia, động Tam Thanh, chùa Tam Thanh là một trong những hang động đẹp nhất Việt Nam, là điểm dừng chân du khách khi đến xứ Lạng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Triển lãm tranh “Con đường tôi đi - My way” là tổng kết xuyên suốt con đường mà NSƯT Ngọc Linh đi qua từ thời kháng chiến chống Pháp cho tới hiện nay, khi ông bước sang tuổi 95.

Bảo tàng Hà Nội đã tổ chức trưng bày chuyên đề mang tên “Nét ngà”, giới thiệu hơn 100 tài liệu, hiện vật có niên đại thế kỷ 19-20, cùng nhiều tác phẩm độc đáo và tinh xảo.

Qua 70 năm thành lập và phát triển, ngành xiếc đã khẳng định vị thế của mình qua những vở diễn được đầu tư tỉ mỉ về kịch bản, sân khấu và kỹ thuật và đã chứng minh giá trị của việc kết hợp truyền thống với sáng tạo, góp phần làm mới diện mạo nghệ thuật biểu diễn và giữ cho sân khấu luôn sáng đèn.

Những thử nghiệm gần đây của thành phố Hà Nội và các nghệ sĩ sáng tạo từ di sản đô thị đã mang lại sức sống mới cho đời sống văn hóa Thủ đô và tiến gần hơn với xu thế phát triển chung trên thế giới.

Triển lãm sơn mài “Phẳng” giới thiệu nhiều tác phẩm đặc sắc, cho thấy những cách nhìn độc đáo về cuộc sống thiên nhiên, con người, xã hội và vẻ đẹp bình dị trong cuộc sống.

Mỗi lễ hội xuân rộn ràng, vui tươi, đậm đà bản sắc văn hóa truyền thống đều mang đặc trưng riêng, tôn vinh công lao của tổ tiên, thể hiện niềm tự hào về quê hương đất nước. Một trong số đó là lễ hội đình Vòng, Hà Nội.