Chưa quyết liệt xử lý nhà ở không lối thoát hiểm

Lối thoát hiểm thứ 2 được coi là cơ hội sống khi chẳng may xảy ra hỏa hoạn. Tuy nhiên, ở các đô thị, nhà ống thường bị xây kín phần ban công để tăng diện tích sử dụng và chống trộm cắp, đã bịt lối thoát hiểm thứ 2. Vi phạm này hiện khá phổ biến nhưng không được quan tâm xử lý.

Tháng 5/2023, một vụ hỏa hoạn đã xảy ra tại số nhà 24 phố Thành Công, phường Quang Trung, quận Hà Đông, Hà Nội. Bốn người đã thiệt mạng và một người bị thương vì đường thoát hiểm đã bị bịt kín bởi “chuồng cọp”.

Những tưởng vụ cháy nghiêm trọng sẽ là bài học cảnh tỉnh cho các hộ dân xung quanh. Thế nhưng, những ngôi nhà khu vực lân cận con phố này vẫn bị bịt kín bởi khung sắt.

Tình trạng cơi nới làm “chuồng cọp” xuất hiện nhiều tại các khu chung cư cũ, chung cư mini, các ngôi nhà trong ngõ, diện tích sử dụng nhỏ và cả những ngôi nhà để ở kết hợp kinh doanh trên các phố lớn. Lồng sắt, vách kính sử dụng ở ban công, sân thượng để đề phòng trộm cắp, bịt luôn lối thoát hiểm.

Dân gian có câu "thủy, hỏa, đạo, tặc" để nói về những mối nguy hiểm có thể gây ra với con người, trong đó "thủy" và "hỏa" là hai nạn được đặt lên hàng đầu. Nhưng hiện nay, người dân vẫn "chống trộm hơn chống cháy".

Theo quy định, việc lắp đặt chuồng cọp theo dạng tăng quy mô sử dụng, không thiết kế lối thoát hiểm hoặc có nhưng bị bịt kín đã vi phạm cả về trật tự xây dựng và luật phòng cháy chữa cháy. Vi phạm diễn ra rất phổ biến nhưng việc xử lý lại đang bị buông lỏng.

Đối với việc mở lối ra thoát hiểm, Nghị quyết 05 của HĐND thành phố Hà Nội năm 2022 quy định trách nhiệm của chính quyền địa phương đối với việc xử lý công trình để đảm bảo công tác phòng cháy chữa cháy, trong đó có quy định phải mở các lối ra thoát hiểm. Tuy nhiên, có thể thấy từ quy định đến cuộc sống còn là một khoảng cách khi mà sự vào cuộc của chính quyền cơ sở chưa đủ sức quyết liệt.

Thiếu lối thoát hiểm là nguyên nhân tước đoạt mạng sống của nhiều người. Tháng 9 năm 2023, vụ cháy chung cư mini ở Khương Đình, quận Thanh Xuân, đã khiến 56 người thiệt mạng. Cơ quan chức năng đã khởi tố vụ án với 7 bị can. Trong đó, 5 cựu cán bộ phường và cựu Đội trưởng Đội Thanh tra Xây dựng quận cùng bị truy tố về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Đây chính là hồi chuông cảnh tỉnh, là bài học về trách nhiệm của chính quyền cơ sở khi còn buông lỏng quản lý trật tự xây dựng và phòng cháy chữa cháy.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Lợi dụng thông tin sáp nhập, giá đất tại nhiều tỉnh, thành thời gian qua bị thổi cao phi lý, thị trường bất động sản trở nên méo mó, tiềm ẩn nguy cơ vỡ 'bong bóng'.

Quy hoạch chi tiết bốn khu tập thể cũ vừa được quận Đống Đa. TP. Hà Nội đưa ra lấy ý kiến cộng đồng, tạo bước khởi đầu quan trọng để cuối năm 2025 có thể khởi công xây dựng lại.

Việc Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam được đánh giá sẽ gây ảnh hưởng nhất định đến thị trường bất động sản, đặc biệt là phân khúc bất động sản công nghiệp.

Quận Đống Đa đặt mục tiêu hoàn tất quy hoạch chi tiết cải tạo bốn khu chung cư cũ: Kim Liên, Khương Thượng, Trung Tự và Hào Nam trong năm 2025, nhằm thực hiện Chương trình số 03 của Thành ủy về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 – 2025”.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội vẫn còn nhiều dự án bất động sản bị bỏ hoang, trong khi nguồn cung nhà ở còn thiếu.

Một số trường hợp bỏ hoang đất sẽ bị Nhà nước thu hồi, theo quy định tại Điều 81 Luật Đất đai 2024.