Chùa Bối Khê lưu dấu kiến trúc gỗ nguyên bản thời Trần
Bối Khê là ngôi chùa cổ đã tồn tại gần 700 năm, chứa đựng nhiều giá trị độc đáo về văn hóa, lịch sử và kiến trúc. Chùa đang được Hà Nội đề xuất nâng cấp xếp hạng Di tích quốc gia cấp đặc biệt.

Tọa lạc trên thửa đất rộng đầu làng Bối Khê, ngôi chùa được xây dựng vào năm 1338, nổi bật là kiến trúc độc đáo theo kiểu nội công ngoại quốc, với khuôn viên rộng khoảng 5.000 m2.

Chùa Bối Khê là một trong số ít di tích còn những dấu vết kiến trúc gỗ nguyên bản thời Trần. Ngôi chùa ghi dấu quá trình phát triển của Phật giáo ở đồng bằng Bắc Bộ.

Chùa Bối Khê là địa chỉ sinh hoạt tín ngưỡng của nhân dân trong vùng. Năm 1979, công trình đã được công nhận di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Với những giá trị lịch sử tôn giáo, kiến trúc nghệ thuật đặc sắc, chùa Bối Khê đang được Thành phố Hà Nội đề xuất nâng cấp xếp hạng Di tích quốc gia cấp đặc biệt.



Hà Nội có nhiều công trình cổ kính, độc đáo mang đậm dấu ấn thời gian, gợi lên biết bao kỷ niệm đối với những người xa Thủ đô.
Ban Quản lý Di tích nhà tù Hỏa Lò đã tổ chức chương trình giao lưu “Dấu ấn vượt thời gian”, nhân kỷ niệm 80 năm cuộc vượt ngục của các chiến sĩ cách mạng tại nhà tù Hỏa Lò (3/1945 - 3/2025).
Quận ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc quận Ba Đình sáng 9/3 đã trang trọng tổ chức Lễ hội tưởng niệm ngày hóa Đức thánh Linh Lang Đại vương năm 2025 tại Di tích quốc gia đặc biệt đền Voi Phục.
UBND phường Việt Hưng (quận Long Biên) đã long trọng tổ chức lễ đón Bằng xếp hạng di tích cấp thành phố đền Kim Quan vào tối ngày 7/3. Phó Chủ tịch UBND thành phố Vũ Thu Hà dự sự kiện.
Lễ kỷ niệm 1985 năm cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng (40-2025) và công bố Quyết định ghi danh Lễ hội đền Hai Bà Trưng vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đã được tổ chức vào sáng 5/3, tại cụm di tích đền - chùa - đình Hai Bà Trưng, quận Hai Bà Trưng.
Hà Nội hiện là địa phương dẫn đầu cả nước về số lượng di sản văn hóa với gần 6.000 di tích, ứng dụng công nghệ vào bảo tồn và quảng bá di sản, từ đó phát triển kinh tế số.
0