Chú trọng các cảnh báo sớm để tránh phòng vệ thương mại

Việt Nam thuộc nhóm 30 quốc gia có kim ngạch xuất nhập khẩu lớn nhất thế giới. Song hành, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam phải đối mặt với nhiều vụ điều tra phòng vệ thương mại của các nước, đặc biệt là điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại.

Tính đến hết tháng 9/2024, đã có 263 vụ việc điều tra phòng vệ thương mại liên quan đến hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam, trong đó chiếm một nửa là các vụ điều tra chống bán phá giá, tự vệ, chống trợ cấp và chống lẩn tránh phòng vệ thương mại. Các mặt hàng chủ yếu là hoá chất, gỗ, sắt, thép, nhôm.

Ông Đinh Quốc Thái - Tổng Thư ký Hiệp hội Thép Việt Nam, cho biết: "Ở các quốc gia mà Việt Nam xuất khẩu thép thì sẽ có các lý do khác nhau để áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại theo quy định của WTO. Ví dụ như quy định về an ninh quốc gia của Mỹ hay lý do đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động cũng như các lợi ích kinh tế khác".

Theo các chuyên gia, doanh nghiệp cần nhận thức rằng, khi ra "sân chơi" kinh tế quốc tế, điều quan trọng là cạnh tranh bằng chất lượng chứ không chỉ tập trung cạnh tranh bằng giá. Bên cạnh đó, cần chú trọng các cảnh báo sớm và đa dạng thị trường xuất khẩu.

Tiến sĩ Hoàng Ngọc Thuận - Trưởng Ban Quản lý các chương trình tiên tiến chất lượng cao, Trường Đại học Ngoại thương, cho hay: "Trước khi xảy ra một vụ việc điều tra với phòng vệ thương mại thì ở thị trường nhập khẩu đã có những tín hiệu. Bộ Công Thương cũng đã có rất nhiều thông tin cảnh báo sớm, đặc biệt là bản tin phòng vệ thương mại ra hàng tuần. Thứ hai là các doanh nghiệp cần đa dạng hóa thị trường, không nên tập trung vào một thị trường duy nhất".

Hoa Kỳ hiện là thị trường khởi xướng điều tra phòng vệ thương mại, điều tra chống lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại nhiều nhất đối với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam. Ngay trong tháng 10 vừa qua đã có ba mặt hàng của Việt Nam bị nguyên đơn yêu cầu điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp. Thương vụ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho biết sẽ phối hợp với Đại sứ quán để hỗ trợ quá trình xử lý các vụ việc.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HOSE) thông báo chuyển BCG từ diện kiểm soát sang hạn chế giao dịch từ 27/05, do chậm nộp BCTC kiểm toán 2024 quá quy tính.

VN-index ngày 21/5 diễn biến giằng co, tuy nhiên cho tới phiên chiều, bên mua dần quay trở lại giúp cho chỉ số lấy lại mốc tham chiếu và kết phiên trong sắc xanh.

Chi cục Thuế khu vực I vừa có Công văn yêu cầu rà soát trọng điểm việc lập hóa đơn bán hàng hóa với các doanh nghiệp là nhà sản xuất, kinh doanh đầu mối, phân phối thương mại thuộc các ngành vàng, bạc, thuốc…

Giá vàng thế giới đã tăng mạnh trong ngày hôm nay 21/5, vượt mốc 3300 USD/ounce khi đồng USD tiếp tục suy yếu và thị trường chứng khoán đi xuống.

Giá vàng trong nước tăng 1,2 triệu đồng/lượng, trong khi giá vàng thế giới tăng 2,5 triệu đồng/lượng tính đến 8h30 sáng 21/5.

Novaland ngày 19/5 đã gửi đi một thông cáo báo chí đáng chú ý khi không đề ngày tháng, cho biết họ sẽ xin ý kiến cổ đông về việc phát hành thêm cổ phần để hoán đổi nợ, theo một "yêu cầu bồi hoàn" từ các cổ đông lớn của công ty.