Cho vay margin sau cú sốc thuế quan
Những phiên giảm điểm mạnh gần đây trên thị trường chứng khoán đã kích hoạt làn sóng bán giải chấp hàng loạt, khiến không ít nhà đầu tư cá nhân "cháy tài khoản". Đáng chú ý, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản như PDR hay DIG cũng bị cuốn vào vòng xoáy bị bán giải chấp.
Tuy nhiên, ảnh hưởng nặng nề nhất là các ông chủ doanh nghiệp Bất động sản. Đó là trường hợp của Công ty Cổ phần Phát triển Bất động sản Phát Đạt (PDR) khi ông Nguyễn Văn Đạt, Chủ tịch HĐQT cùng công ty có liên quan bị bán ra tổng cộng gần 2,5 triệu cổ phiếu.
Trong khi đó, ông Nguyễn Hùng Cường, Chủ tịch HĐQT DIC Corp (DIG) và gia đình đã bị giải chấp gần 22,5 triệu cổ phiếu, tương đương 3,7% cổ phần DIG.
Ông Nguyễn Minh Hoàng - Giám đốc phân tích - Công ty Chứng khoán Nhất Việt cho biết: “Bản chất là khi thị trường giảm nhanh thì với những khoản vay có tỷ trọng lớn thì rất nhanh sẽ bị bán giải chấp. Ngoài các doanh nghiệp bất động sản, tình trạng này cũng có thể diễn ra ở các nhóm ngành khác nữa đặc biệt là những nhóm ngành có cổ phiếu có mức độ biến động và tỷ lệ cho vay cao. Đặc biệt với các lãnh đạo, với các khoản vay có tỷ lệ 1:9, 2:8, 3:7 thì là các nhóm sẽ bị call đầu tiên”.
Với trạng thái thị trường hiện tại đã dần phục hồi, áp lực bán giải chấp cũng tạm thời được xoa dịu. Tuy nhiên, các cú sốc từ thị trường cũng phản ánh sức khỏe tài chính của các doanh nghiệp chưa tốt.
Theo thống kê, tính đến cuối quý 1/2025, dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán ước tính vào khoảng 280.000 tỷ đồng (~11 tỷ USD), tăng 35.000 tỷ so với cuối năm 2024 trước đó và là mức cao kỷ lục từ trước đến nay.
Trong đó, dư nợ margin ước tính khoảng 273.000 tỷ đồng, tăng 33.000 tỷ so với cuối năm 2024 và cũng là con số cao nhất trong lịch sử chứng khoán Việt Nam, vượt xa thời kỳ thị trường giao dịch bùng nổ khi VN-Index trên vùng đỉnh 1.500 hồi cuối 2021 đầu 2022.
Ông Đoàn Duy Tú - Trưởng phòng tư vấn đầu tư - Công ty Chứng khoán VPbank cho biết: “Việc Margin tăng là điều bình thường bởi thứ nhất là sự gia tăng của nhà đầu tư cá nhân, tiếp tục có lượng mở tài khoản mới. Thứ hai là thị trường trải qua biến động liên quan đến thương chiến, đây cũng là cơ hội để nhà đầu tư mới tham gia thị trường với mức hấp dẫn hơn. Trên thị trường cũng có tân binh mới tham gia thị trường với mức vốn hóa cao và nhu cầu tăng vốn lớn. Cùng với đó, các chính sách của các công ty chứng khoán trong việc tăng lượng cho vay margin làm cho tỷ lệ margin tăng cao”.
Thực tế, ngoài nhu cầu sử dụng đòn bẩy của nhà đầu tư cá nhân, dư nợ cho vay tại các công ty chứng khoán còn đến từ hoạt động vay deal của các cổ đông lớn, lãnh đạo doanh nghiệp nhằm huy động vốn khi kênh tín dụng ngân hàng và trái phiếu doanh nghiệp gặp khó khăn.
Điều này dẫn đến rủi ro khi thị trường biến động mạnh theo chiều hướng không thuận lợi, tình trạng bán giải chấp có thể trở nên trầm trọng hơn.
Bà Nguyễn Hồng Hoa - Chuyên gia vĩ mô và chiến lược thị trường - Công ty Chứng khoán Bảo Việt cho biết: “Các nhà đầu tư mà có tỷ lệ margin lớn thì phải có chiến lược cơ cấu về margin hợp lý và phải liên tục theo dõi các thông tin và phân tích trên thị trường. Trong trường hợp thấy rằng có nhiều rủi ro thì cần phải tận dụng các nhịp tăng của thị trường và giảm bớt tỷ trọng margin đi”.


Giá vàng trong nước sáng 22/4 đồng loạt tăng mạnh theo giá vàng thế giới, thiết lập đỉnh mới 121 triệu đồng/lượng.
Bộ Tài chính cho biết, kế hoạch giai đoạn 2023-2025 sẽ thực hiện cổ phần hóa 30 doanh nghiệp, tuy nhiên, đến nay chưa thực hiện cổ phần hóa được doanh nghiệp nào.
Bộ Thương mại Trung Quốc ngày 21/4 đã cáo buộc Mỹ lạm dụng thuế quan và lên tiếng cảnh báo các quốc gia không nên ký kết các thỏa thuận kinh tế rộng lớn với Washington nếu điều đó gây thiệt hại cho Trung Quốc.
Giá vàng ngày 22/4 tăng mạnh 4 triệu đồng/lượng, được các doanh nghiệp giao dịch mức quanh mức 113,5-118 triệu đồng/lượng (mua vào - bán ra).
Hàng loạt tỷ phú, giám đốc điều hành (CEO) tập đoàn lớn tại Mỹ đã bán ra số cổ phiếu trị giá hàng tỷ USD trước khi xuất hiện thông báo áp thuế quan đối ứng của Tổng thống Donald Trump lên hàng chục đối tác thương mại.
Bộ Phát triển Kinh tế Nga ngày 21/4 đã hạ dự báo giá trung bình của dầu Brent trong năm 2025 xuống còn 68 USD/thùng, giảm gần 17% so với mức 81,7 USD được đưa ra trong dự báo hồi tháng 9/2024.
0