Chợ Nủa, chợ phiên đậm chất đồng bằng Bắc Bộ xưa
“Thứ nhất Kinh kỳ, thứ nhì chợ Nủa” là câu nói truyền tai về một phiên chợ đậm chất đồng bằng Bắc Bộ tới nay vẫn giữ được những nét độc đáo đặc trưng của chợ phiên truyền thống Hà Nội từ thế kỷ 11.
Chợ Nủa họp vào các ngày mùng 2, 7, 12, 17, 22, 27 âm lịch. Phiên chợ thường bắt đầu từ tờ mờ sáng và kéo dài tới khoảng 1 giờ chiều. Người dân nơi đây ai cũng biết câu “gái 22, trai 27” - đó là hai phiên chợ cuối năm đặc sắc chỉ có ở chợ Nủa. Cả hai phiên chợ này, các mặt hàng được bày bán không khác nhau nhưng ngày 22 thì đông nữ. còn ngày 27 thì nam nhiều hơn.

Chợ Nủa được họp trên một bãi đất trống, dựng lều quán đậm chất thôn quê. Chợ cung cấp hàng hóa, nhu yếu phẩm phục vụ người dân quanh huyện Thạch Thất. Các mặt hàng bày bán đa phần là những sản phẩm do bà con làm ra, như: thúng, mủng, dần, sàng, nong, nia; dao, kéo, cuốc, xẻng, kiềng; gà, lợn, chó; chiếu cói, chổi rơm…

Ở những phiên cuối năm, chợ Nủa thường tấp nập người dân quanh vùng đến sắm tết. Các mặt hàng trong những phiên chợ này cũng đa dạng và phong phú hơn. Mỗi người mỗi sự lựa chọn: người mua trầu cau, người tìm tấm chiếu để trải, người tìm cuốn lịch mới, người chọn mua ống giang hay bó lạt, lá dong… và cả thú cưng cũng được đem ra chợ trao đổi trong những ngày cuối năm.
Không khí chợ Nủa sôi động nhất vào khoảng 8 giờ sáng. Đồ nông sản hái được ở vườn nhà… Chỉ cần mang ra ngõ là đã có người hỏi, thế nhưng người ta cứ thích chờ đến chợ phiên mới đi bán và người mua cũng vậy.

Điều đặc trưng tại các phiên chợ cuối năm không thể thiếu đó là những gánh hàng bán vôi. Theo tục lệ trước đây, cứ vào dịp cuối năm là lúc nhiều người đi mua vôi về tôi, để quét lại nhà cửa, tránh xui xẻo trong năm mới. Ngày nay, tục lệ này còn ít người quan tâm, song ở phiên chợ Nủa dịp cuối năm không thể thiếu những gánh hàng bán vôi.
Hàng hóa, vật dụng cũ mới, đan xen nhưng hồn cốt của phiên chợ Nủa vẫn đậm nét của những chợ phiên vùng đồng bằng Bắc bộ xưa. Dù rằng ngày nay chợ có ở nhiều nơi nhưng không khí nô nức háo hức đi chợ Nủa cuối năm của người dân vẫn luôn còn đó và trở thành nét đẹp truyền thống của nhân dân Thạch Thất.


Không quá nhiều người biết và cũng chẳng bán phổ thông như cà pháo muối, tuy nhiên cà bát muối vẫn là một món ăn kèm quen thuộc trên mâm cơm của nhiều người Hà Nội.
Khi một mẻ gốm mới được đưa vào lò, đích thân ông chủ lò sẽ nhóm lửa. Một vòng lặp dỡ lò, phơi than, đổ khuôn, dỡ khuôn, tráng men, vào lò, dỡ lò… lại bắt đầu.
Ở Hà Nội có những con phố cổ tồn tại hàng trăm năm. Đó không chỉ là nơi đi lại, là nơi buôn bán, mà còn trở thành một phần máu thịt của người Hà Nội. Những con phố ấy chở nặng nhịp sống bình dị, cần mẫn và những ký ức thầm thì cùng tháng năm…
Chơi cờ tướng đã trở thành niềm vui của nhiều người cao tuổi ở Hà Nội. Mỗi ngày, từ sáng đến chiều muộn, bên những gốc cây ven hồ, ghế đá công viên, hay trong các sân tập thể,... đã trở thành điểm hẹn của nhiều người yêu thích cờ tướng.
Ngày càng nhiều khán giả trẻ tìm đến với nghệ thuật tuồng truyền thống. Đó là nguồn động lực mạnh mẽ nhất để những người nghệ sĩ vẫn ngày đêm hăng say tập luyện và gìn giữ môn nghệ thuật truyền thống này.
Về với thiên nhiên và những điều mộc mạc, yên bình chính là cách để mỗi người tự làm mới mình sau những ngày bận rộn. Một kỳ nghỉ nhẹ nhàng nhưng cũng là những kỉ niệm khó quên.
0