Chính phủ Bolivia kiểm soát chặt chẽ các trạm xăng

Bolivia đã triển khai binh sĩ để bảo vệ các trạm nhiên liệu ở thành phố lớn thứ hai của đất nước nhằm ngăn chặn những kẻ buôn lậu xăng dầu.

Chính phủ Bolivia cho rằng chính nạn buôn lậu gây ra tình trạng thiếu nhiên liệu gần đây. Các kho dự trữ của Bolivia đang gần cạn kiệt. Hàng dài xe tải chờ bên ngoài một số trạm xăng để chờ tiếp nhiên liệu.

Bên cạnh đó, chính phủ Bolivia cũng kêu gọi các lực lượng vũ trang thắt chặt kiểm soát biên giới để hạn chế buôn lậu nhiên liệu. Động thái này được kỳ vọng sẽ tiết kiệm cho kho bạc nhà nước khoảng 250 triệu USD mỗi năm.

Anh Miguel Condori, tài xế xe tải, cho biết: “Có những ngày dầu diesel được bán, có những ngày thì không. Đôi khi lái xe cần phải xếp hàng từ đêm hôm trước và ngủ luôn trên xe. Lần này tôi phải xếp hàng ba tiếng đồng hồ để mua được nhiên liệu. Họ đã thiết lập các chốt kiểm soát quân sự ở trạm xăng và tôi nghĩ nguyên nhân là do vấn nạn buôn lậu dầu diesel. Nhưng mọi chuyện đang dần được kiểm soát. Tôi đã có thể mua được dầu diesel khá nhanh”.

Trong một cuộc họp báo ngày 13/6, Bộ trưởng Năng lượng và Khí đốt Bolivia Franklin Molina cho rằng việc khai thác, sử dụng và mua bán nhiên liệu trái phép trong thị trường chợ đen “đang làm chảy máu nền kinh tế của Bolivia”.

Trước đó hồi đầu tuần này, Tổng thống Bolivia cũng thông báo nước này đã đạt được thỏa thuận với người đồng cấp Nga Putin để Nga bán nhiên liệu cho Bolivia, nhằm đảm bảo nguồn cung cho quốc gia Nam Mỹ này.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Bộ Ngoại giao Trung Quốc ngày 16/4 đã đưa ra phản ứng chính thức sau tuyên bố của Nhà Trắng về việc hàng hóa Trung Quốc sẽ phải đối mặt với mức thuế nhập khẩu lên tới 245% vào thị trường Mỹ.

Bộ trưởng Ngoại giao Iran Abbas Araqchi tuyên bố quyền làm giàu uranium của Tehran là “không thể thương lượng”.

Phó Thủ tướng thứ nhất Ukraine, bà Yulia Svyrydenko, ngày 16/4 cho biết nước này và Mỹ đã đạt được “tiến triển đáng kể” trong các cuộc đàm phán về một thỏa thuận khoáng sản song phương và hai bên sẽ ký kết một biên bản ghi nhớ trong thời gian tới.

Ấn Độ đang đẩy mạnh tham vọng trở thành nhà cung cấp vũ khí đáng tin cậy toàn cầu, đặt mục tiêu không chỉ mở rộng sản xuất thiết bị quân sự mà còn cung cấp giải pháp thay thế cho các quốc gia đang tìm cách giảm phụ thuộc vào vũ khí từ phương Tây.

Thư ký báo chí Nhà Trắng Karoline Leavitt cho biết, quan hệ đối tác kinh tế với Mỹ có thể là động lực để Nga chấm dứt chiến dịch quân sự tại Ukraine, với điều kiện tiên quyết là phải có lệnh ngừng bắn rõ ràng.

Các quốc gia thành viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sau hơn ba năm đàm phán đã đạt được thỏa thuận về một hiệp ước ràng buộc pháp lý, nhằm tăng cường năng lực phòng chống đại dịch toàn cầu trong tương lai.