Chiêu trò tinh vi lừa đảo xuất khẩu lao động, du học

Từ đầu năm đến nay, mặc dù cơ quan chức năng liên tục phát đi cảnh báo, song vẫn rất nhiều người lao động vẫn bị mắc bẫy khi đi xuất khẩu lao động trái phép; thậm chí rơi vào cảnh nợ nần khi nghe một số đối tượng cò mồi, dụ dỗ làm giả hồ sơ giấy tờ đi làm việc tại nước ngoài.

Bằng những lời hứa hẹn hấp dẫn, rất nhiều lao động đã đóng hàng chục triệu đồng để tham gia chương trình nợ phí đi lao động tại CHLB Đức cho Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển nhân lực quốc tế DC có trụ sở tại số 27, ngõ 138 Đường Phú Đô, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

Theo hợp đồng, học viên đóng tiền sẽ được công ty  cam kết tổ chức lớp đào tạo tiếng Đức trình độ A2, kết nối phỏng vấn với các công ty tuyển dụng bên Đức; thực hiện làm hồ sơ, thủ tục visa nhập cảnh…

Nạn nhân chia sẻ: "Theo cam kết của công ty, bọn tôi có đầy đủ giấy tờ theo yêu cầu, nhưng đến ngày đi lại không đi được, mà đòi tiền thì người nọ đùn người kia. Khi đóng tiền thì chúng tôi đóng qua tuyển dụng của công ty, giờ công ty lại nói là đó là một đội tuyển dụng riêng".

Bỏ cả công việc để theo học tiếng Đức hàng tháng trời, song đến nay giấc mơ xuất khẩu lao động đổi đời của anh Nguyễn Trung Chinh - phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội vẫn còn dang dở. Trụ sở của doanh nghiệp kí hợp đồng đã thay đổi, còn giám đốc doanh nghiệp này thì hiện không thể liên lạc. Anh Chinh cho biết: "Cũng đóng tiền hứa hẹn song giờ chúng tôi rơi vào trạng thái bơ vơ".

Hầu hết các nạn nhân bị lừa đảo xuất khẩu lao động thời gian qua đều chung một công thức khi đọc và tìm hiểu thông qua các website, trang facebook, zalo không chính thống.

Không chỉ thị trường Đức, gần đây còn xuất hiện hình thức lừa đảo xuất khẩu lao động sang Australia và làm hộ chiếu "siêu tốc" qua mạng. Thậm chí nhóm đối tượng này còn mạo danh các văn bản của cơ quan Nhà nước. Theo Bộ LĐTB&XH, đến thời điểm hiện tại, Bộ chưa triển khai bất cứ hoạt động nào đưa lao động đi làm việc tại Australia.

Gần đây, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội đang điều tra vụ án lừa đảo xuất khẩu lao động, ra quyết định khởi tố 2 bị can. Theo tài liệu điều tra, khoảng tháng 9/2018, anh H đến Công ty Hoàng Hà để làm thủ tục đi du học tại Hàn Quốc.

Tại thời điểm này, Hà Văn Hùng (SN 1993) trú tại xã Nga Phú, huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa và Hoàng Thị Hương (SN 1986) trú tại xã Minh Khai, huyện Hoài Đức, Hà Nội đã tư vấn về chương trình du học cho anh H và lừa chiếm đoạt của anh số tiền lên tới 187 triệu đồng.

Để tránh bị lừa mắc bẫy xuất khẩu lao động trái phép, Cục Quản lý Lao động ngoài nước khuyến cáo người lao động nên tìm hiểu kỹ thông tin các thị trường, và các doanh nghiệp có giấy phép trên website www.dolab.gov.vn để tránh bị lợi dụng.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội vừa mở phiên tòa lưu động xét xử sơ thẩm 6 bị cáo có hành vi "thổi giá đất" đấu giá lên tới 30 tỷ đồng/m² tại xã Quang Tiến huyện Sóc Sơn.

Bảy tổ công tác có nhiệm vụ kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công tại các bộ, ngành cơ quan trung ương và địa phương.

Chủ tịch UBND thành phố chỉ đạo tạm dừng việc tuyển dụng vào công chức, viên chức và tiếp nhận công chức, viên chức ngoài thành phố (không áp dụng đối với các đơn vị sự nghiệp thuộc lĩnh vực y tế, giáo dục và các doanh nghiệp trực thuộc).

Phó Chủ tịch HĐND Thành phố Phạm Quí Tiên đã tiếp công dân định kỳ tháng 2/2025 và cho ý kiến chỉ đạo giải quyết dứt điểm 2 vụ việc vào sáng nay.

Phong trào "Ba đảm đang" đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình nhưng những giá trị tinh thần và hiệu quả to lớn của cuộc vận động này vẫn giữ nguyên và trở thành truyền thống tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam trong thời đại ngày nay.

Chủ tịch UBND Thành phố Trần Sỹ Thanh vừa ký Công điện số 02 của UBND TP Hà Nội ngày 05/3/2025 về việc tiếp tục đẩy mạnh triển khai thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.