Chiến thắng đầu tiên của ông Trump trong vấn đề di cư

Nhà Trắng tuyên bố đã giành chiến thắng trong cuộc đối đầu với Colombia. Vài giờ sau khi Tổng thống Donald Trump đe dọa áp thuế nhập khẩu cao và các lệnh trừng phạt khác, Colombia đã chấp nhận các máy bay quân sự chở người di cư bị trục xuất khỏi Mỹ.

Là đối tác lâu năm trong các nỗ lực chống ma túy, nhưng Mỹ và Colombia đã xung đột về việc trục xuất người di cư và áp thuế đối với hàng hóa của nhau. Tổng thống Colombia Gustavo Petro ngày 26/1 đã từ chối cho 2 máy bay quân sự Mỹ chở người nhập cư trái phép hạ cánh xuống sân bay nước này, nếu người nhập cư trái phép không được đối xử đàng hoàng.

Tuyên bố trên đã khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump tức giận. Ông chủ Nhà Trắng đã ra lệnh hạn chế thị thực, áp thuế 25% đối với tất cả hàng hóa nhập khẩu của Colombia, đồng thời cảnh báo mức thuế này sẽ tăng lên 50% trong một tuần. Đáp lại, Tổng thống Colombia cũng tuyên bố tăng thuế trả đũa 25% đối với hàng hóa của Mỹ.

Tuy nhiên, chỉ sau đó vài giờ, Nhà Trắng tuyên bố rằng chính phủ Colombia đã đồng ý với tất cả các điều khoản của Tổng thống Trump, bao gồm cả việc tiếp nhận không hạn chế tất cả những người Colombia nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ trở về, kể cả trên các chuyến bay quân sự của Mỹ, mà không có giới hạn hoặc chậm trễ. Nhà Trắng cho biết các lệnh áp thuế sẽ được giữ lại và không được ký, nhưng các hạn chế về thị thực đối với các quan chức Colombia và việc tăng cường kiểm tra hải quan đối với hàng hóa từ nước này vẫn được duy trì cho đến khi chuyến bay đầu tiên chở những người Colombia bị trục xuất hoàn tất.

Sau tuyên bố của Nhà Trắng, chính phủ Colombia thông báo đã tháo gỡ bế tắc trong cuộc tranh cãi về người nhập cư bất hợp pháp với Mỹ. Ông Luis Gilberto Murillo, Bộ trưởng Ngoại giao Colombia, cho biết: "Chính phủ Colombia, dưới sự chỉ đạo của Tổng thống Gustavo Petro, đã chuẩn bị sẵn sàng để tạo điều kiện cho những người Colombia trở về trên các chuyến bay trục xuất. Colombia sẽ duy trì các kênh ngoại giao để thảo luận nhằm đảm bảo quyền lợi của họ, lợi ích quốc gia của chúng tôi và phẩm giá của công dân chúng tôi".

Theo giới phân tích, bằng các hành động quyết liệt nhằm vào Colombia, chính quyền của Tổng thống Trump muốn gửi thông điệp tới các quốc gia trong khu vực Mỹ Latinh.

Ông Guadalupe Correa-Cabrer, Đại học George Mason, Mỹ, nhận định: "Rõ ràng là hai bên có một mối quan hệ thương mại quan trọng, nhưng việc ông Trump quyết liệt gây áp lực với Colombia giống như một thông điệp gửi đến các quốc gia khác, đặc biệt là Mexico. Bởi vì với Mexico, ông Trump có thể sẽ áp đặt các biện pháp liên quan đến di cư và ông ấy muốn nói rằng Mexico hãy nhìn những gì đã diễn ra ở Colombia".

Từ năm 2020 - 2024, Colombia đã chấp nhận 475 chuyến bay trục xuất từ Mỹ, đứng thứ năm sau Guatemala, Honduras, Mexico và El Salvador. Chỉ riêng trong năm 2024, Colombia đã chấp nhận 124 chuyến bay trục xuất từ Mỹ.

Colombia là nhà cung cấp dầu thô lớn thứ tư của Mỹ, với khoảng 209 nghìn thùng dầu mỗi ngày vào năm ngoái, mặc dù sản lượng trong nước bùng nổ đã làm giảm sự phụ thuộc của Mỹ vào dầu nước ngoài. Quốc gia Nam Mỹ này cũng là nhà cung cấp hoa tươi lớn nhất của Mỹ.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Từ ngày 28 đến 30/3, lễ hội ẩm thực Pháp tại Việt Nam sẽ được tổ chức tại Công viên Thống nhất trở lại Thủ đô Hà Nội. Điểm đặc sắc của năm nay là lần đầu tiên có thêm sự tham gia của Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ OIF; Cơ quan Đại học Pháp ngữ AUF; nhóm các Đại sứ quán, Phái đoàn và Tổ chức Pháp ngữ tại Hà Nội (GADIF).

Tiêm kích SU-35 của Nga đã áp sát và gây nguy hiểm cho UAV MQ-9 Reaper của Pháp vào ngày 2/3, trên không phận quốc tế phía Đông Địa Trung Hải.

Ít nhất 8 người đã bị thương sau vụ thả nhầm 8 quả bom xuống khu vực dân sự, do một máy bay phản lực của Không quân Hàn Quốc gây ra.

Mỹ và Hàn Quốc sẽ tiến hành một cuộc tập trận chung thường niên mang tên "Lá chắn Tự do", diễn ra vào ngày 10/3.

Lực lượng Nga thuộc cánh quân phía Nam đã sử dụng hệ thống pháo phản lực, phóng loạt (MLRS) BM-21 Grad để tấn công một điểm tập kết tạm thời của quân đội Ukraine tại Kherson.

Các lực lượng vũ trang của Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) được nhận định là chưa đủ khả năng đối phó với cuộc chiến tranh UAV ngày càng phức tạp.