Chiếc trực thăng chở Bác trong các chuyến công tác
Chiếc máy bay trực thăng Mi-4 là phương tiện mà Liên Xô đã tài trợ cho Việt Nam vào năm 1958. Vào thời điểm đó, ba chiếc máy bay Mi – 4 được tài trợ chính là vốn liếng quý giá của Không quân Nhân dân Việt Nam những ngày đầu thành lập. Đồng thời, loại máy bay này cũng là phương tiện mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo Chính phủ nước ta sử dụng trong nhiều chuyến công tác.

Mi-4 là loại máy bay trực thăng vận tải hạng nặng quân sự và dân sự của Liên Xô, xuất hiện lần đầu vào năm 1952 do nhà máy Mil Moscow thiết kế phát triển và được sản xuất số lượng lớn lên đến 4.000 chiếc trong khoảng từ năm 1951-1979. Ngoài vai trò vận tải, Mi-4 còn có khả năng đảm nhiệm nhiều vai trò khác như cứu hộ cứu nạn, chữa cháy, nghiên cứu khoa học. Thậm chí ở phiên bản vũ trang, chiếc máy bay này còn có thể mang theo đạn phản lực và tên lửa dẫn đường.
Mi-4 được thiết kế với chiều dài 16,8m, chiều cao 4,4m, trọng lượng rỗng là 5,1 tấn và trọng lượng cất cánh tối đa lên đến 7,5 tấn. Chiếc máy bay được trang bị động cơ 1675 mã lực, tạo ra vận tốc cực đại là 185km/h; tầm bay 500km và trần bay là 5,000m. Trên thực tế, trực thăng Mi-4 có thể cùng lúc vận chuyển 16 binh sĩ cùng đầy đủ vũ khí hoặc một khẩu pháo nhỏ. Khoang hành khách của chiếc phi cơ này được thiết kế với hai tầng kíp lái, chính vì vậy, nếu muốn vào cabin sẽ phải leo bằng thang từ khoang hành khách.

Không chỉ là một trong những chiếc máy bay trực thăng thành công nhất trong lịch sử phát triển phương tiện bay của Liên Xô thời bấy giờ. Mi-4 còn có vai trò rất quan trọng với Không quân Nhân dân Việt Nam. Đây cũng là phương tiện mà Chủ tịch Hồ Chí Minh và lãnh đạo Chính phủ nước ta sử dụng trong nhiều chuyến công tác suốt nhiều năm liền.


Có thể ví trực thăng vận tải Mi-4 cùng với những chiếc máy bay chiến đấu khác cũng giống như những "người lính" trực tiếp trên chiến trường, từ việc tham gia chiến đấu, chở hàng phục vụ kháng chiến đến việc tháp tùng Bác Hồ trong nhiều chuyến công tác quan trọng.


Trực thăng Mi-17 được mệnh danh là những chiến binh bền bỉ bởi tính lịch sử và thời gian phục vụ của những chiếc máy bay này trong quân đội Việt Nam. Cùng với phóng viên Đỗ Linh khám chiếc máy bay trực thăng Mi-17 lưỡng dụng, đa năng phục vụ cả mục đích quân sự và dân sự thuộc biên chế của Binh đoàn 18.
Tàu viên đạn có tốc độ thiết kế lên tới 450km/h vừa được đưa vào thử nghiệm tại Trung Quốc. Con tàu sẽ phải trải qua quá trình thử nghiệm diện rộng và đánh giá nguyên mẫu trước khi đưa vào hoạt động thương mại.
Những năm gần đây, với hàng loạt đổi mới như nâng cấp toa tàu, cải thiện chất lượng dịch vụ và gia tăng tiện ích, đường sắt đã và đang ngày càng thu hút được nhiều hành khách hơn.
Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa phê duyệt Quy hoạch Cảng hàng không quốc tế Vinh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Theo phê duyệt, tới năm 2030, sân bay Vinh có thể đón tới 8 triệu khách/năm.
Khi không khí lạnh về, những đợt sương mù và nồm ẩm xuất hiện nhiều ở các sân bay khu vực miền Bắc và miền Trung. Hình thái thời tiết này có thể ảnh hưởng đến nhiều chuyến bay.
Sáng 19/2, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng với tổng mức đầu tư sơ bộ hơn 203 nghìn tỷ đồng.
0