Chế tạo tác phẩm nghệ thuật từ thủy tinh phế liệu

Tại Kenya, một xưởng thủ công mỹ nghệ đã sử dụng kỹ thuật thổi thủy tinh cổ xưa, tận dụng những mảnh thuỷ tinh vụn tưởng chừng như vô giá trị để tạo ra những tác phẩm điêu khắc, chuỗi hạt hay vật trang trí đẹp tinh xảo.

Các thợ thổi thủy tinh lành nghề định hình thủy tinh nóng chảy thành các thiết kế phức tạp. Quá trình này bắt đầu từ việc thu gom nguyên liệu thô, chủ yếu là kính vỡ và chai thủy tinh bị loại bỏ từ các công trình xây dựng và trung tâm tái chế.

Trước khi đưa vào lò nung có nhiệt độ lên đến 1.200 độ C, thủy tinh được phân loại theo màu sắc và làm sạch. Khi tan chảy, thủy tinh có kết cấu óng ánh như mật ong ấm, trở nên dẻo và dễ tạo hình. Các nghệ nhân sẽ tận dụng đặc tính này để thêm thắt các yếu tố nghệ thuật, tạo ra những sản phẩm độc đáo.

Đặc biệt, xưởng đã tận dụng tất cả các mảnh thủy tinh vỡ bất kể kích thước và độ tinh khiết. Từ đó, họ có thể chế tác các sản phẩm đa dạng như lọ hoa, bình nước, các món đồ thủ công mỹ nghệ, thậm chí là các thành phần đồ nội thất đặt hàng theo yêu cầu.

Chị Carole Thethi, quản lý xưởng thủy tinh, cho biết: "Một trong những nguyên tắc quan trọng của chúng tôi là không để lãng phí các nhiên liệu, mọi thứ đều được tái chế. Những mảnh kính vụn nhỏ nhất có thể trở thành chuông gió, hoặc nghiền nhỏ, trộn với cát để tạo ra vật liệu mới. Nói chung, không có gì bị bỏ đi cả".

Sáng kiến này không chỉ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường, mà còn thu hút sự quan tâm của cộng đồng địa phương. Theo chị Thethi, xưởng đã trở thành một điểm du lịch, nơi du khách có thể trực tiếp tham gia trải nghiệm quá trình chế tác và mua về những món đồ thủy tinh độc đáo.

Theo số liệu từ Tổ chức tái chế Toàn cầu, thủy tinh chiếm khoảng 2% lượng rác thải của Kenya. Nhờ có những dự án như thế này, rác thải thủy tinh không còn là vấn đề nan giải, mà trở thành nguồn nguyên liệu quý giá, góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành thủ công mỹ nghệ cũng như kinh tế địa phương.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Người dân tại nhiều thành phố trên thế giới như Mỹ, Anh, Đức, Bồ Đào Nha... ngày 5/4 đã tham gia phong trào biểu tình có tên "Hands Off" nhằm phản đối các chính sách mới của Tổng thống Mỹ Donald Trump.

Một tuần sau trận động đất 7,7 độ richter hôm 28/3, nhiều thành phố của Myanmar vẫn trong khung cảnh đổ nát, tang thương. Hậu quả của cơn đại địa chấn đang khiến đất nước này lâm vào khủng hoảng nhân đạo chưa từng có trong lịch sử.

Bộ Quốc phòng Nga thông báo, các đơn vị tác chiến của nước này đã gây thêm tổn thất về nhân lực và trang thiết bị cho quân đội Ukraine tại các mặt trận như Kursk, Belgorod, Donetsk.

Nga cáo buộc trong ngày 5/4 Ukraine đã tiến hành 6 cuộc tấn công vào các cơ sở hạ tầng năng lượng của nước này, trong khi Ukraine cho biết giao tranh vẫn đang diễn ra ở khu vực Kursk.

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại với Mỹ, Trung Quốc đã tăng cường tìm kiếm nguồn cung đậu tương từ các thị trường khác để thay thế, trong đó có Brazil.

Tổng thống Sri Lanka Anura Kumara Dissanayake hôm 5/4 đã chủ trì lễ đón Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi tại Quảng trường Độc lập ở thủ đô Colombo theo nghi thức trang trọng nhất với 21 loạt đại bác.