Châu Âu nêu lập trường cứng rắn về vấn đề Greenland

Một loạt lãnh đạo châu Âu đã đưa ra quan điểm cứng rắn sau khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump có phát biểu gây sốc về việc mua lại vùng lãnh thổ Greenland của Đan Mạch. Quan điểm của châu Âu là cần tôn trọng chủ quyền đối với các quốc gia.

Ngay sau những phát biểu gây sốc của Tổng thống đăc cử Mỹ Donald Trump, người phát ngôn Ủy ban châu Âu Anitta Hipper tuyên bố chủ quyền của các quốc gia cần được tôn trọng và đây cũng là giá trị ngoại giao và nguyên tắc cốt lõi mà ủy ban châu Âu hướng tới. Bên cạnh đó, điều khoản về phòng thủ chung theo Hiệp ước Lisbon cũng sẽ được áp dụng đối với Greenland trong trường hợp xảy ra các động thái quân sự.

Trong khi đó, Thủ tướng Đức Olaf Sholz cũng cho biết đã liên lạc với các đối tác trong khu vực về vấn đề Greenland và nhiều nhà lãnh đạo châu Âu đều tỏ ra bối rối trước những tuyên bố của Tổng thống đắc cử Mỹ. Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Đức khẳng định việc không xâm phạm biên giới là nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế mà các nước nhỏ hay siêu cường đều phải tuân thủ.

Về phần mình, Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot đã lên tiếng cảnh báo rằng, không có chuyện Liên minh châu Âu để các quốc gia khác trên thế giới tấn công biên giới có chủ quyền của mình, bất kể họ là ai.

Những bình luận cứng rắn trên được đưa ra sau khi ông Trump gần đây cho rằng Washington nên mua đảo Greenland, lãnh thổ tự trị của Đan Mạch, một nước thành viên EU, vì "an ninh quốc gia". Tại cuộc họp báo ngày 7/1, ông Trump không loại trừ khả năng dùng sức mạnh quân sự để giành quyền kiểm soát đảo Greenland.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỹ và Iran sẽ tiến hành vòng đàm phán thứ tư liên quan đến chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Iran, cuộc đàm phán tiếp tục diễn ra tại Oman và do các nhà ngoại giao Oman làm trung gian.

Thủ tướng Pakistan Shehbaz Sharif ngày 10/5 tuyên bố nước này chấp thuận thỏa thuận ngừng bắn với Ấn Độ, đồng thời bày tỏ hy vọng các vấn đề còn tồn đọng giữa hai quốc gia, bao gồm tranh chấp Kashmir sẽ được giải quyết thông qua đối thoại hoà bình.

Phản ứng trước đề xuất đàm phán hòa bình trực tiếp với Ukraine do Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra, Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng đây có thể là “một ngày tuyệt vời nhất đối với Nga và Ukraine”, đồng thời cam kết “tiếp tục làm việc với cả hai bên để đảm bảo cuộc đàm phán diễn ra”.

Cả Ấn Độ và Pakistan đã vi phạm lệnh ngừng bắn chỉ sau khi thoả thuận có hiệu lực chỉ vài giờ. Cộng đồng quốc tế đã lên tiếng ủng hộ lệnh ngừng bắn và kêu gọi hai bên nghiêm túc thực hiện.

Tổng thống Mỹ Donald Trump hoan nghênh cuộc đàm phán thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc tại Thụy Sĩ vào hôm 10/5, đánh giá rằng hai bên đã đạt một “sự tái khởi động toàn diện” trong bầu không khí “thân thiện và mang tính xây dựng”.

Lãnh đạo các nước Anh, Pháp, Đức, Ba Lan và Ukraine vừa có cuộc gặp tại Kiev, trong đó các bên nhất trí kêu gọi lệnh ngừng bắn hoàn toàn và vô điều kiện ở Ukraine trong ít nhất 30 ngày, bắt đầu từ ngày 12/5 tới.