Châu Âu là lục địa nóng lên nhanh nhất thế giới

Ngay từ những ngày mùa xuân năm nay, nhiều nước châu Âu đã ghi nhận nhiệt độ ấm hơn bình thường. Nhiều chuyên gia khí tượng học nhận định đây là dấu hiệu cho thấy một mùa hè nóng gay gắt đang chờ đợi châu Âu.

Tình hình càng trở nên đáng lo ngại hơn khi theo báo cáo của Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu của châu Âu, đây là lục địa nóng lên nhanh nhất thế giới. Ngay trong những ngày tháng 4, nhiệt độ tại Tây Ban Nha đã cao hơn mức bình thường 5-10 độ C. Tại Bồ Đào Nha, nhiệt độ cũng cao hơn mức bình thường vào thời điểm này trong năm, dao động quanh ngưỡng 30 độ C.

Báo cáo của Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu chính thức của châu Âu cho biết nhiệt độ ở châu Âu đã tăng nhanh gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu kể từ những năm 1980.

Nhiệt độ ở châu Âu đã tăng nhanh gấp đôi so với mức trung bình toàn cầu kể từ những năm 1980.

Điều đáng ngại hơn là số ca tử vong liên quan đến nhiệt độ trong khu vực đã tăng khoảng 30% trong 20 năm qua.

Khí hậu đang biến đổi ngày càng khắc nghiệt. Chúng ta chưa bao giờ chứng kiến nhiệt độ có thể tăng cao hay nước biển quá ấm như vậy. Cần phải có những phân tích trong cả một thế kỷ để có cái nhìn sâu sắc về vấn đề này, để định hướng cho tương lai của chúng ta.

Ông Carlo Buontempo - Giám đốc Cơ quan Giám sát biến đổi khí hậu châu Âu.

Các nhà khoa học đã chỉ ra một số yếu tố có thể là nguyên nhân khiến châu Âu nóng lên nhanh chóng. Nguyên nhân chính có thể là sự nóng lên có xu hướng xảy ra ở những vĩ độ cao hơn. Châu Âu bao gồm một phần Bắc Cực, vốn là nơi đang nóng lên với tốc độ cao hơn mức trung bình toàn cầu kể từ năm 1990.

Nguyên nhân chính có thể là sự nóng lên có xu hướng xảy ra ở những vĩ độ cao hơn

Theo ông Richard Allan, nhà khí hậu học tại Đại học Reading, Anh, các hiện tượng thời tiết cực đoan có thể sẽ diễn ra ngày càng cực đoan hơn. Châu Âu có thể phải hứng chịu nhiều đợt nắng nóng hơn, ảnh hưởng đến khu vực trong một năm hoặc ảnh hưởng đến các khu vực khác nhau cùng một lúc.

Tình trạng ấm lên nhanh chóng càng làm tăng thêm khó khăn cho châu Âu trong việc ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Không chỉ trên đất liền mà châu Âu cũng đang chứng kiến tác động của biến đổi khí hậu gây ra với đại dương. Tình trạng ấm lên nhanh chóng càng làm tăng thêm khó khăn cho châu Âu trong việc ứng phó với các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỹ đã công bố gói trừng phạt mới nhằm vào 6 cá nhân và 12 công ty nước ngoài với cáo buộc hỗ trợ chương trình tên lửa đạn đạo của Iran.

Tòa án sơ thẩm của Liên minh châu Âu (EU) hôm 13/5 đã ra phán quyết yêu cầu Ủy ban châu Âu (EC) phải minh bạch hơn trong việc xử lý các tài liệu liên quan đến các hợp đồng mua vaccine COVID-19.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã thị sát cuộc tập trận chiến thuật kết hợp của các lực lượng đặc nhiệm nước này vào ngày 13/5, hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin.

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 14/5 đã ám chỉ rằng họ sẽ không tham dự cuộc đàm phán hòa bình trực tiếp giữa Moscow và Kiev.

Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian tuyên bố Iran sẽ không "cúi đầu trước bất kỳ kẻ bắt nạt nào”, nhằm đáp lại lời chỉ trích của Tổng thống Mỹ Donald Trump đối với Tehran.

Tổng thống Peru Dina Boluarte đã bổ nhiệm cựu Bộ trưởng Tư pháp Eduardo Arana làm thủ tướng mới của nước này vào ngày 14/5, chỉ một ngày sau khi ông Gustavo Adrianzen từ chức.