Châu Âu chia rẽ về việc triển khai binh sĩ tới Ukraine

Vấn đề triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình đến Ukraine vẫn gây chia rẽ tại châu Âu khi một số quốc gia hoài nghi về khả năng thực hiện thỏa thuận hòa bình với Nga mà không có sự đồng thuận từ Ukraine.

Các nhà lãnh đạo châu Âu đã tổ chức cuộc họp khẩn cấp tại thủ đô Paris, Pháp, để thảo luận về việc tăng cường năng lực phòng thủ của châu Âu.

Cuộc họp được Tổng thống Pháp Emmanuel Macron triệu tập sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump sắp xếp các cuộc đàm phán hòa bình song phương với Nga, loại trừ sự tham gia của châu Âu và Ukraine. Điều này đã khiến các quốc gia châu Âu lo ngại về việc giảm sự bảo vệ từ Mỹ và nhận thức được rằng họ sẽ phải đóng vai trò lớn hơn trong việc đảm bảo an ninh cho Ukraine.

Tổng thống Macron cho biết Pháp có thể đóng góp tới 10.000 binh sĩ cho lực lượng răn đe của châu Âu, dự kiến sẽ có tổng cộng từ 25.000 đến 30.000 binh sĩ. Lực lượng này sẽ không đóng quân tại tiền tuyến mà chỉ hiện diện nhằm ngăn chặn các động thái tiếp theo của Nga.

Tuy nhiên, Thủ tướng Anh Keir Starmer nhấn mạnh rằng cam kết của Mỹ đối với các quốc gia châu Âu là yếu tố quan trọng trong quyết định triển khai quân, mặc dù vẫn còn nhiều nghi ngờ về việc triển khai lực lượng trên bộ và sự căng thẳng về nguồn lực quân sự trong châu Âu.

Một số quốc gia như Đức và Italia đã phản đối việc triển khai quân đội đến Ukraine mà không có thỏa thuận hòa bình rõ ràng. Trong khi đó, Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen cho biết bà sẵn sàng thảo luận về việc tăng cường hỗ trợ cho Ukraine và tăng chi tiêu quốc phòng trong nước.

Ngoài việc triển khai quân tới Ukraine, các lãnh đạo châu Âu thảo luận về việc nới lỏng các quy tắc ngân sách của EU để tăng chi tiêu quốc phòng mà không vi phạm các quy định tài chính.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Số người thiệt mạng trong trận động đất tại Myanmar là 3.301 người, trong khi 4.792 người bị thương và 221 người vẫn mất tích.

Tổng thống Donald Trump quyết định gia hạn thêm 75 ngày để công ty công nghệ Trung Quốc ByteDance bán các tài sản TikTok tại Mỹ cho một nhà đầu tư không phải Trung Quốc, nếu không sẽ đối mặt với lệnh cấm.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ngày 4/4 báo cáo nguồn cung cấp điện và nước tại Myanmar vẫn bị gián đoạn, làm giảm khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế và tăng nguy cơ bùng phát bệnh tật.

Thủ tướng Canada Mark Carney cho biết, nước này đã nhận được “kết quả tốt nhất trong một loạt các thỏa thuận khó khăn” từ động thái áp thuế của Tổng thống Mỹ Donald Trump, trong một tuyên bố vào ngày 4/4.

Các Bộ trưởng Ngoại giao NATO đã kết thúc hai ngày họp tại Brussels vào ngày 4/4, tập trung vào công tác chuẩn bị cho Hội nghị Thượng đỉnh NATO sắp tới tại The Hague.

Bộ tài chính Trung Quốc thông báo sẽ áp thuế 34% đối với tất cả hàng nhập khẩu từ Mỹ, bắt đầu từ ngày 10/4.