Cây nhội ở đình An Phú được công nhận cây Di sản

Cây cổ thụ nói chung và cây di sản Việt Nam nói riêng là báu vật của mỗi làng quê, đã trải qua bao thăng trầm, biến cố của thời gian.

Những cây di sản, cây cổ thụ đã góp phần tạo cảnh quan môi trường, giá trị sinh thái và nét đẹp văn hóa, niềm tự hào của nhân dân các địa phương, vì vậy việc bảo tồn, phát huy giá trị là cần thiết trong đời sống xã hội ngày nay.

Hơn 80 tuổi đời, ông Đào Giang Long cùng với những người dân trong làng An Phú, xã Hòa Phú, huyện Ứng Hòa vẫn hàng ngày chứng kiến sức sống mạnh mẽ của cây nhội có tuổi đời trên 300 năm.

Khu vực đình An Phú này từng là căn cứ kháng chiến chống Pháp, cây nhội từng bị bom đạn tàn phá, nhưng giờ vẫn xanh tươi, thể hiện sức sống mạnh mẽ. Cây nhội và cây đa của An Phú vừa được Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam cấp Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam.

Ông Đào Giang Long chia sẻ: “Nó mang tính lịch sử văn hoá và nhất là nó lại ở khu vực đình, đền ở làng cho nên nó mang yếu tố tâm linh. Vì vậy, người dân tuyên truyền nhau giữ gìn, làm sao để cây xanh tốt được mãi".

Cây di sản đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong xã hội, là cầu nối giữa quá khứ và hiện tại. Cây di sản nằm trong khuôn viên di tích lịch sử văn hóa cách mạng của thôn An Phú là nơi tổ chức các sinh hoạt cộng đồng, là nơi mỗi người con đi xa tìm về cội nguồn, nhớ về quê hương bản quán. Chính vì vậy, khi được tặng Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam, người dân An Phú càng tự hào và yêu quý cây hơn.

Ông Lê Quý Khả, thôn An Phú, cho hay: “Thông qua đây thì cũng muốn truyền đạt đến thế hệ trẻ, người dân rằng đây là một di sản tầm cỡ quốc gia. Mọi người từ đây sẽ phải có trách nhiệm giữ gìn. Điều này vừa là bảo vệ môi trường, vừa là bảo vệ một biểu tượng văn hoá tâm linh".

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Chùa Vạn Niên, ngôi chùa cổ hơn 1.000 năm tuổi nằm yên bình bên bờ hồ Tây đang là một điểm đến hấp dẫn tại Hà Nội.

Triển lãm tranh “Hồn Dó” vừa khai mạc tại không gian nghệ thuật B&C Maison d'Art tại Thủ đô Hà Nội. Với nguồn cảm hứng bất tận từ chất liệu giấy dó - một loại giấy làm từ chất liệu thủ công đồng quê của Việt Nam - nghệ sĩ Ngô Đức Hoàng đã thổi hồn vào những tác phẩm mang đậm chất văn hóa Á Đông, được các nhà nghệ thuật trong và ngoài nước đánh giá cao.

Chào mừng Ngày Di sản Văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), tối 18/11, Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) khai mạc triển lãm ảnh “Sắc màu các dân tộc Việt Nam”.

Từ việc đầu tư vào kịch bản, dàn dựng đến các hình thức quảng bá, các sân khấu kịch TP.HCM không ngừng nỗ lực thổi luồng sinh khí mới, mang đến trải nghiệm gần gũi và hấp dẫn hơn.

Xuất phát từ tình yêu đối với văn chương, một dự án cộng đồng mang tên “Rubik văn chương” đã ra đời và trở thành nơi trao đổi các kiến thức văn học bổ ích của những bạn trẻ.

Từ nay đến hết ngày 30/11, công chúng yêu nghệ thuật trong và ngoài nước khi đến với không gian Aqua Art, 44 phố Yên Phụ, sẽ được thưởng lãm nhiều tác phẩm tranh vẽ về Hà Nội cùng các workshop về hội họa độc đáo.