Cảnh hoang tàn tại KĐT sinh thái Đồng Mai
Năm 2015, UBND TP Hà Nội chính thức phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai, tỷ lệ 1/500. Và đến năm 2019, UBND TP Hà Nội một lần nữa ban hành Quyết định phê duyệt Điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chi tiết xây dựng khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/2000 bao gồm: Khu nhà ở sinh thái Đồng Mai và Khu Nhà ở xã hội cho cán bộ, sĩ quan quân đội khó khăn về nhà ở tại phường Đồng Mai.
Tổng diện tích lập quy hoạch khoảng 226ha; dân số: 19.500 người; Mật độ xây dựng toàn khu < 30%; Tầng cao công trình dưới 08 tầng. Đến ngày 05/8/2020, UBND TP Hà Nội tiếp tục phê duyệt nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết khu vực Đồng Mai, tỷ lệ 1/500...
Thế nhưng đến nay dự án vẫn chỉ là trên giấy sau những lần điều chỉnh quy hoạch. Hơn 10 năm, ngoài một phần nhỏ diện tích dự án đã hoàn thiện và các lô đã được bán, lác đác 1 vài hộ dân đã về ở thì phần lớn diện tích còn lại của dự án vẫn bị bỏ hoang hoá, cỏ mọc um tùm.
"Dạo gần đây thì có rất nhiều người về sống ở bên kia nhưng mà vẫn còn rất nhiều bãi đất trống ở đây”, anh Nguyễn Trí Cường, quận Hà Đông cho biết.
Khu đô thị Đồng Mai từng được kỳ vọng là khu đô thị hiện đại làm thay đổi diện mạo phía Tây nam Thành phố. Dự án do Công ty CP đầu tư phát triển Phong Phú làm chủ đầu tư gồm nhiều dòng sản phẩm đa dạng như: đất nền, biệt thự, liền kề.
Đây là khu sinh thái cảnh quan thiên nhiên kết hợp với khu dân cư cao cấp của Hà Nội. Thế nhưng thực tế hiện nay chỉ là một bãi đất trống, cỏ mọc um tùm. Thậm chí, trên khu vực đất của dự án còn mọc lên 1 trạm bê tông “khủng” của Công ty Cổ phần bê tông xây dựng và thương mại Phúc Thành hoạt động ngày đêm nhiều năm qua.
Theo các môi giới quanh khu vực, với khu nhà ở hiện đang được phân theo từng lô có diện tích 40- 50m2 có giá dao động từ 2- 3 tỷ đồng tuỳ từng vị trí.
“Chỉ là các cái đất phân lô ra cho mọi người thôi chứ chưa có tiện ích. Có những người mua ở thật nhưng cũng có những người mua để đầu cơ thôi. Thời điểm này thì thị trường đang bị chững và gần như không có giao dịch”, chị Vũ Thị Dung - Môi giới BĐS khu vực cho biết.
Không riêng dự án này, trên địa bàn TP. Hà Nội hiện vẫn tồn tại không ít những khu đô thị, dự án sau nhiều năm vẫn trong tình trạng “vườn không nhà trống”, gây lãng phí đất đai, ảnh hưởng sự phát triển kinh tế của địa phương.
Mới đây, Hà Nội cũng đã thu hồi 3 dự án rộng 200ha trên địa bàn huyện Mê Linh sau 15 năm đắp chiếu. Theo thống kê, hiện trên toàn Hà Nội có gần 700 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách chậm triển khai với tổng diện tích đất được cấp cho các dự án trên hơn 5000 ha.
Thời gian tới, thành phố đã đang và sẽ tiếp tục quyết liệt xử lý các dự án” ôm” đất nhưng không triển khai, để tránh tình trạng lãng phí nguồn đất. Cùng với đó, thành phố có thể xem xét chuyển đổi mục đích sử dụng các dự án này thành nhà ở xã hội, đáp ứng nhu cầu ở thực của người dân.


Nhiều cuộc đấu giá quyền sử dụng đất ở đã được các quận, huyện đầu năm 2025 áp dụng một vòng duy nhất, nhận được sự ủng hộ của nhiều khách hàng tham gia và ghi nhận hiệu quả bước đầu.
Quý I/2025 ghi nhận một sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu nguồn cung bất động sản tại Hà Nội, đặc biệt tại thị trường phía Đông Bắc.
Với quy mô gần 1.700 gian hàng của hơn 450 doanh nghiệp, đến từ 22 quốc gia và vùng lãnh thổ, Vietbuild Hà Nội 2025 được kỳ bọng là triển lãm có quy mô lớn nhất về xây dựng và bất động sản.
Dù chưa hết quí I/2025, nhưng nhiều chủ đầu tư đồng loạt triển khai các dự án bất động sản quy mô lớn ở Hà Nội và các tỉnh lân cận.
Cổ phiếu nhóm ngành bất động sản khu công nghiệp (KCN) tiếp tục đà tăng mạnh ngay trong những tháng đầu tiên của quý I/2025.
Thành phố Hà Nội đang nỗ lực thúc đẩy các cụm công nghiệp sớm hoàn thành, qua đó di dời các doanh nghiệp, hộ sản xuất trong các làng nghề ra các khu sản xuất tập trung.
0