Cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu
JPMorgan dự báo xác suất xảy ra suy thoái toàn cầu đã tăng mạnh, khi thị trường tiếp tục lao dốc vì lo ngại chiến tranh thương mại kéo dài.
JPMorgan mới đây đã nâng xác suất xảy ra suy thoái kinh tế toàn cầu trong năm nay lên 60%, so với mức 40% trước đó. Cảnh báo được đưa ra trong bối cảnh Mỹ bắt đầu triển khai loạt thuế quan sâu rộng lên hàng hóa nhập khẩu từ hàng chục quốc gia.
Nhà kinh tế trưởng Bruce Kasman của JPMorgan gọi chính sách thuế mới là đợt tăng thuế lớn nhất lên hộ gia đình và doanh nghiệp Mỹ kể từ năm 1968. Ông Kasman cảnh báo tác động của đợt tăng thuế này sẽ bị khuếch đại thông qua các biện pháp trả đũa, niềm tin kinh doanh suy giảm và sự gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu.
Không chỉ JPMorgan, Goldman Sachs cũng điều chỉnh dự báo khả năng xảy ra suy thoái kinh tế Mỹ trong năm 2025 lên 35%, trong khi Deutsche Bank cảnh báo nguy cơ khủng hoảng đồng USD nếu căng thẳng thương mại tiếp diễn. Chỉ số đồng USD đã giảm 2%, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 10 năm ngoái, khi nhà đầu tư chuyển sang nắm giữ các tài sản an toàn như vàng và trái phiếu. Thị trường chứng khoán Mỹ đã lao dốc ngày thứ hai liên tiếp hôm 5-4, sau khi Trung Quốc trả đũa thuế quan đối ứng của Mỹ bằng mức thuế mới.
Theo CNBC, điều này làm dấy lên lo ngại rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã châm ngòi cho một cuộc chiến thương mại toàn cầu có thể dẫn đến suy thoái. Cổ phiếu công nghệ sụt giảm mạnh nhất trong đợt lao dốc ngày 5-4. Trong đó, cổ phiếu Apple giảm 7%, đưa mức lỗ trong tuần lên 13%. Cổ phiếu Nvidia đã giảm 7% trong phiên giao dịch, trong khi Tesla giảm 10%.
Cả 3 công ty này đều có hoạt động kinh doanh lớn tại Trung Quốc và nằm trong số những công ty bị ảnh hưởng nặng nề nhất từ các biện pháp trả đũa của Bắc Kinh. Chuyên gia kinh tế Kazuma Maeda cảnh báo rằng chính sách thuế quan của Mỹ không chỉ ảnh hưởng đến một số quốc gia và khu vực nhất định mà còn gây tổn hại đến thương mại tự do toàn cầu trong dài hạn.
Chuyên gia kinh tế Kazuma Maeda, Viện Nghiên Cứu Dai-Ichi Life: “Về trung và dài hạn, nếu chính quyền Trump tiếp tục tăng thuế quan, hệ thống thương mại tự do sẽ phải trải qua những thay đổi lớn. Hệ thống thương mại tự do chủ yếu dựa trên nguyên tắc hàng hóa phải được sản xuất tại nơi có chi phí thấp nhất, do đó mang lại sự tiện lợi cho người tiêu dùng. Về trung và dài hạn, giá cả hàng hóa trên toàn thế giới có thể tăng so với trước đây, điều này rất đáng lo ngại.”
Quyết định áp thuế đối ứng lên hàng hóa nhập khẩu từ tất cả các đối tác thương mại của Mỹ của Tổng thống Donald Trump đã gây làn sóng chỉ trích mạnh mẽ từ các chuyên gia kinh tế, đồng thời cho rằng các quốc gia khác sẽ tận dụng cơ hội này để củng cố hợp tác thương mại với nhau, thông qua các hiệp định thương mại song phương hoặc khu vực.


Đặc phái viên của Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết vòng tiếp xúc mới giữa Nga và Mỹ có thể diễn ra trong tuần này.
Chính quyền Gaza ngày 6/4 cho biết, quân đội Israel đã phá hủy 90% khu dân cư ở thành phố Rafah, phía Nam Gaza kể từ tháng 10/2023.
Đã có hơn 50 nước liên hệ với Nhà Trắng để bắt đầu đàm phán thương mại sau khi Tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh áp thuế đối ứng, Chủ tịch Hội đồng Cố vấn kinh tế quốc gia Mỹ Kevin Hassett tiết lộ.
Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc nhấn mạnh sửa đổi Hiến pháp là cần thiết, nhằm đảm bảo chủ quyền nhân dân và thống nhất đất nước.
Giáo hoàng Francis bất ngờ xuất hiện trước công chúng vào ngày 6/4, sau khi xuất viện cách đây hai tuần sau vì điều trị viêm phổi kép.
Tỷ phú công nghệ Elon Musk đề xuất Mỹ và châu Âu trong tương lai có thể tiến tới xóa bỏ thuế quan, hướng tới việc thiết lập một khu vực thương mại tự do giữa châu Âu và Bắc Mỹ
0