Cảnh báo dịch bệnh thời điểm giao mùa
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, số ca mắc sởi của Hà Nội vẫn diễn biến phức tạp, số ca tay chân miệng tiếp tục ghi nhận nhiều ca bệnh.
CDC Hà Nội nhận định, số mắc sởi tăng chủ yếu là ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ, số mắc có xu hướng tăng ở nhóm tuổi từ 6-8 tháng và dự báo còn tiếp tục tăng trong thời gian tới.
Tuần qua, Hà Nội cũng ghi nhận số ca bệnh tay chân miệng và ho gà tăng ở rải rác các quận huyện của thành phố Hà Nội.
CDC Hà Nội đã phối hợp chặt chẽ với các đơn vị liên quan giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh để phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tổ chức điều tra, khoanh vùng, xử lý dịch. Giám sát công tác triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng bệnh sởi cho trẻ từ 6 đến dưới 9 tháng tuổi tại Thanh Xuân, Phúc Thọ, Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Trì, Quốc Oai, Cầu Giấy, Thường Tín.


Tin dùng một sản phẩm thực phẩm chức năng giảm cân có tên là Cốt bí xanh được rao bán trên mạng xã hội, một phụ nữ 27 tuổi đã bị ngộ độc chất cấm Sibutramine và nhập viện.
Huyện Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam) đã ghi nhận 255 trường hợp sốt phát ban nghi sởi từ cuối tháng 1/2025 đến nay, trong đó đã có hai trẻ tử vong.
Theo Bộ Y tế, vừa qua đã có 2 trường hợp cùng trú tại xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam tử vong tại nhà. Bộ Y tế nhận định "khả năng rất cao liên quan bệnh sởi" và cảnh báo chống dịch.
Các bác sĩ Khoa Tiêu hóa của Bệnh viện Nhi Hà Nội đã nội soi cấp cứu thành công cho một bệnh nhi bốn tuổi ở Hà Nội, sau khi nuốt phải pin cúc áo - loại dị vật cực kỳ nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời.
Một mẫu áo đặc biệt dành riêng cho bệnh nhân lọc máu đã ra đời từ sáng kiến của điều dưỡng Nguyễn Thị Thu Thủy (Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn).
Viện Sức khỏe Tâm thần – Bệnh viện Bạch Mai thời gian qua đã tiếp nhận và điều trị cho không ít các trường hợp trẻ tự gây thương tích cho bản thân. Theo các bác sĩ: trước và sau mỗi kỳ thi quan trọng, tình trạng trẻ tự gây thương tích nhập viện có xu hướng gia tăng.
0