Căng thẳng tại biển Đỏ cản trở hoạt động thương mại

Diễn biến căng thẳng tại biển Đỏ đang làm gia tăng lo ngại về sự xáo trộn tại một trong những tuyến thương mại hàng hải quan trọng, giúp vận chuyển tới 12% giá trị thương mại toàn cầu.

Căng thẳng tại biển Đỏ hiện vẫn chưa có dấu hiệu lắng dịu. Lực lượng Houthi hôm qua đã phát đi cảnh báo sẽ mở rộng mục tiêu tấn công tại đây nếu Mỹ tiến hành các chiến dịch chống lại nhóm này.

Những diễn biến trên đang làm gia tăng lo ngại về sự xáo trộn tại một trong những tuyến thương mại hàng hải quan trọng, giúp vận chuyển tới 12% giá trị thương mại toàn cầu.

Dữ liệu mới nhất cho thấy, có ít nhất 103 tàu container quyết định thay đổi lộ trình di chuyển, đi vòng xuống cực Nam châu Phi thay vì qua Biển Đỏ.

Căng thẳng tại biển Đỏ cản trở hoạt động thương mại

Điều này có thể khiến quãng đường kéo dài thêm 6.000 hải lý và thời gian giao hàng kéo dài ba đến bốn tuần, từ đó làm tăng đáng kể chi phí vận chuyển.

Theo dữ liệu từ nền tảng đặt chỗ và thanh toán cho vận chuyển hàng hóa quốc tế Freightos, giá vận chuyển một container từ Trung Quốc đến Địa Trung Hải hiện đã tăng 44% so với hồi đầu tháng, trong khi giá cước vận chuyển đối với hàng hóa từ Ấn Độ đến châu Âu và châu Phi được dự báo tăng từ 25 - 30%.

Hiện nhiều doanh nghiệp lớn bắt đầu xem xét sử dụng các tuyến đường sắt và đường hàng không trong bối cảnh an ninh hàng hải tại biển Đỏ chưa được đảm bảo.

Bài viết hay? Hãy đánh giá bài viết
user image
user image
User
Ý KIẾN

Mỹ và Trung Quốc đã kết thúc ngày họp cấp cao đầu tiên về các vấn đề kinh tế và thương mại tại Geneva, Thụy Sĩ và được Tổng thống Donald Trump đánh giá là đạt được bước tiến bộ lớn.

Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đề xuất phát hành hơn 1,4 tỷ cổ phiếu để chia cổ tức cho cổ đông, tương ứng tỷ lệ 64,58%.

FPT Telecom (MCK: FOX) đã có văn bản thông báo về việc phát hành gần 246,3 triệu cổ phiếu, nhằm tăng vốn từ nguồn vốn chủ sở hữu.

Nhìn lại bốn tháng đầu năm 2025, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 1,75 tỷ USD, giảm 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân chính là do giá xuất khẩu bình quân giảm 20%, chỉ còn 514 USD/tấn.

Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn biến động khi Mỹ tăng áp thuế nhập khẩu hàng hóa đối với nhiều quốc gia. Trước sức ép đó, người tiêu dùng Việt đang có xu hướng thắt chặt túi tiền, thận trọng hơn trong chi tiêu.

Việt Nam với điều kiện tự nhiên thuận lợi đã sản xuất hơn 120 loại rau có nguồn gốc nhiệt đới, cận nhiệt đới và ôn đới.